Hàng trăm người cùng tham gia thi gói, nấu bánh tét
Chiều 18.2, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, và ông Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch lái xe, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT sang Công an tỉnh Lâm Đồng.Ông Gia cho biết thêm, sáng cùng ngày, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng đã có thông báo tạm dừng sát hạch lái xe (các loại) từ ngày 19.2 và theo nguyên tắc, từ ngày 19.2, sẽ ngưng tiếp nhận cấp đổi GPLX. Tuy nhiên, trước nhu cầu cấp thiết của người dân, sau khi xin ý kiến Bộ GTVT, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX cho người dân; tiếp tục tổ chức thi sát hạch lái xe các loại cho người dân cho đến khi Bộ GTVT có thông báo ngưng nhiệm vụ này. Do đó, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng sẽ thu hồi thông báo ngưng tổ chức thi sát hạch lái xe.Cùng ngày (18.2), Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Công an tỉnh Lâm Đồng.Sở TT-TT Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng qua Công an tỉnh Lâm Đồng.Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ phối hợp Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng để bố trí cán bộ công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cấp phiếu Lý lịch tư pháp; cấp mới, cấp đổi GPLX tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Lâm Đồng.Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đồng thời rà soát, bố trí đủ số cán bộ, chiến sĩ có trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực: lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp; sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; An toàn, an ninh thông tin mạng.Vì sao TP.HCM thay đổi điều kiện xét giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi?
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
VinFast truyền cảm hứng cho doanh nghiệp Việt ra thế giới
Giống như chị Ngân, anh Trần Hải Châu (33 tuổi), làm việc tại địa chỉ 622/7 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, cũng kể khi đi làm thường đem theo vợt cầu lông. Hết giờ làm, anh rời công ty đến công viên Hoàng Văn Thụ, thay đồ để tập luyện cùng với đồng nghiệp. "Trong công ty, tôi có 7 người với thói quen tương tự. Nghĩa là tập luyện thể dục thể thao vào mỗi buổi chiều trong tuần", anh Châu kể.
Ngày 26.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cùng với Công an H.Quảng Xương, Công an H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), vừa bắt giữ 7 nghi phạm thu tiền "bảo kê" của người dân đi bán đào, quất dịp tết Nguyên đán.Các nghi phạm bị bắt để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, gồm: Bùi Sỹ Ba (biệt danh Ba gà, 56 tuổi, ngụ TT.Tân Phong, Quảng Xương); Lê Nguyên Cường (biệt danh Cường chíp, 35 tuổi); Nguyễn Văn Sơn (41 tuổi); Nguyễn Văn Lâm (35 tuổi, đều ngụ P.Quảng Thắng, TP.Thanh Hóa); Lương Bá Dương (29 tuổi, ngụ P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa); Nguyễn Đình Chiến (biệt danh Chiến rô, 35 tuổi, ngụ P.Quảng Hưng, TP.Thanh Hóa); và Nguyễn Văn Thương (29 tuổi, ngụ P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa).Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa, những ngày gần đây, các nghi phạm trên đã câu kết với nhau thu tiền "bảo kê" của người dân các nơi đưa đào, quất đến dọc đại lộ CSEDP bán.Mặc dù cơ quan chức năng của TP.Thanh Hóa đã phân lô, cho phép người dân đến bán đào, quất dọc hai bên đại lộ CSEDP dịp tết Nguyên đán, nhưng các nghi phạm trên vẫn tiếp tục tự phân lô, đánh số từng ô (khoảng 5 m chiều rộng), và thu từ 1,5 - 10 triệu đồng mỗi ô của người dân.Không chỉ phân lô, thu tiền bảo kê vỉa hè, các nghi phạm còn bắt ép những người chở đào, quất bán rong trên xe máy nộp từ 10.000 - 50.000 đồng/mỗi lần bán. Những trường hợp người bán đào, quất không chịu nộp tiền sẽ bị các nghi phạm xua đuổi, phá hoại đào, quất, hoặc đe dọa, đánh đập.Bước đầu, cơ quan công an xác định tổng số tiền các nghi phạm cưỡng đoạt, bắt ép người dân phải nộp là khoảng 2 tỉ đồng.Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Hội nghị giao ban công tác Đoàn cụm miền Đông Nam bộ
Ông Thái quê ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang. Trong những chuyến đi công tác tại Phú Quốc, ông cảm thấy yêu thích xứ đảo này rồi quyết định gắn bó và lập nghiệp từ khoảng năm 2014. Mong muốn góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo ngọc, năm 2016 ông bắt tay nghiên cứu làm các sản phẩm từ chất liệu lá sen, thay thế thủy tinh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, ông gặp nhiều khó khăn để tìm ra công thức chuẩn nhất "biến" lá sen thành chất liệu có độ bền cao mà vẫn giữ được trọn vẹn hình hài của lá và gân. Ông cho biết, lá sen có kết cấu khác hẳn lá bồ đề hay lá bàng. Do đó, để xử lý giữ được màng lá, gân lá sen liền lạc với nhau phải mất rất nhiều thời gian."Để xử lý lá sen đạt độ bền thay thế nền giấy vẽ tranh, vải làm túi, ví, đèn… tốn rất nhiều chi phí và cũng rất kỳ công. Tỷ lệ hao hụt rất nhiều, 100 lá mà lấy được 7 - 8 lá là mừng. Lá sen cũng phải đến Đồng Tháp tuyển lựa, mua về đảo", ông Thái chia sẻ.Hiện tại, cơ sở ông Thái làm ra 4 sản phẩm chính từ lá sen, gồm: đèn, tranh, ví và thư pháp trên sen. Điều ông tâm đắc nhất là chế tác thành công chất liệu vẽ tranh và vẽ được rất nhiều loại đạt đến độ tinh tế và thẩm mỹ cao như: tranh Phật, hoa, phong cảnh... Đạt được thành công, ông Thái vẫn không ngừng nghiên cứu xử lý lá sen sao cho ngày càng đạt độ bền cao nhất để làm thành các sản phẩm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thời trang đẹp mắt. Bức tranh có kích thước "khủng" nhất trước giờ ông làm ra là tranh Phật Bà Quan Âm, chiều dài 2,4 m, chiều ngang 1,2 m. Ông cùng đội ngũ thợ làm liên tục suốt 1 tháng, giá bán lên đến 50 triệu đồng.Trong các sản phẩm làm bằng lá sen, ví là sản phẩm nổi trội và độc đáo nhất vì ông xử lý lá sen đạt độ bền gần giống như vải và vẽ nhiều hoa văn lên. Đối với sản phẩm đèn bằng lá sen, ông sử dụng lá sen ốp vào vô cùng công phu, đẹp mắt. Tùy kích cỡ, các sản phẩm làm từ lá sen có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ông Thái cho biết, ông đang trồng sen ở TP.Rạch Giá theo kỹ thuật riêng và dự kiến thời gian tới sẽ trồng thêm trên đảo Phú Quốc, để vừa chủ động được nguồn lá sen chất lượng và tạo thêm điểm đến cho du khách.