Nhiều người rời quê trở lại thành phố trong ngày nghỉ tết cuối cùng
Tham dự cuộc tọa đàm với Thủ tướng có lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp và 23 tập đoàn, doanh nghiệp Trung Quốc.Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và ngân hàng, như các tập đoàn: Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Xây dựng Trung Quốc, Xây dựng giao thông Trung Quốc, Thái Bình Dương, Thương mại máy bay Trung Quốc (COMAC), Xây dựng năng lượng Trung Quốc, Power China, Hoa Điện.Ngoài ra có Tập đoàn ô tô Chery, BYD, Geely, Tập đoàn ắc quy Thiên Năng, Tập đoàn lốp xe Sailun, Tập đoàn TCL, Tập đoàn Goertek, Tập đoàn Huawei, Tập đoàn ZTE, Ngân hàng Bank of China (BOC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc.Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cho biết, với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 6 tỉ USD trong lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn, tái tạo…Ông Hà Vĩ cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp Trung Quốc rất tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Điều này không tách rời sự phát triển của quan hệ hai nước, sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Các đại diện doanh nghiệp có mặt tại cuộc tọa đàm đều là những doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, điện tử, kinh tế số, hàng không…Ông Tôn Phong Lôi, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, Tổng giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), chia sẻ các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đều đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn xa trông rộng, rất thực tiễn và quyết đoán.Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch… các ngành nghề mới nổi.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dù ông đã nhiều lần gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc thời gian qua, song với quan hệ hữu nghị hai bên vẫn "có nhiều chuyện để nói, nhiều việc để làm, nhiều thứ để bàn".Thủ tướng cũng cho hay Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc cũng cho thấy phải tăng trưởng liên tục 2 con số trong hàng chục năm.Chia sẻ về 9 chủ trương, chính sách, định hướng lớn mà Việt Nam đang tập trung thực hiện, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn...Với các doanh nghiệp Trung Quốc, người đứng đầu Chính phủ nêu 13 mong muốn, trong đó đề nghị lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; hai bên cùng lắng nghe ý kiến của nhau.Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường sắt kết nối giữa hai nước (các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng) trở thành những công trình mang tính biểu tượng trong quan hệ 2 nước.Free Fire Ấn Độ hồi sinh sau lệnh cấm... vĩnh viễn
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.Theo ghi nhận từ Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đầu năm 2025, số lượt khách hàng đến tiêm chủng tăng 5% so với cuối năm trước. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin cúm và phế cầu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua. Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phòng bệnh chủ động trước những thông tin về dịch bệnh diễn ra trên diện rộng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỉ ca mắc cúm, với 3-5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A (H1N1). Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. WHO thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70-80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80-90%. Tính riêng với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, tiêm vắc xin có thể giảm 35% tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân tim mạch, giảm 58% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường, giảm 70% tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Theo bác sĩ Lê Thanh Khôi, Trưởng hội đồng y khoa, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. “Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt”, bác sĩ Khôi nhấn mạnhThông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn.
Giáo hội Phật giáo VN thông tin: Phát ngôn của thượng tọa Thích Chân Quang; thông báo về ông Minh Tuệ
Theo bác sĩ Duy, hiện nay trên thị trường xuất hiện quảng cáo về các bộ xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng được xử lý bằng phần mềm ứng dụng trên điện thoại với lời "đồn thổi" là kết quả chính xác rất cao và được các tổ chức chứng nhận. Cũng xuất phát từ tâm lý ngại đến cơ sở y tế để được xét nghiệm nên các cặp vợ chồng mua về tự kiểm tra dù giá các bộ test này khá cao và khả năng thao tác không đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc phân tích kết quả cần bác sĩ có chuyên môn và kết hợp nhiều yếu tố.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
BS.Huỳnh Ngọc Hưng: ‘Tôi trân trọng cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho Nghệ sĩ Việt.’
Hơn một tháng sau vụ tai nạn kinh hoàng, nữ bệnh nhân này đang bước sang giai đoạn phục hồi, tiến triển tốt.Sau tai nạn và được cấp cứu ở tuyến trước, ngày 6.12.2024, nữ bệnh nhân N.T.V.A (22 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng chấn thương cột sống cổ, yếu liệt tứ chi, trong đó 2 chân bị liệt hoàn toàn (sức cơ 0/5), hai tay sức cơ 2/5, mất hoàn toàn cảm giác nông, sâu hai tay; đã được đeo nẹp cổ, đặt ống nội khí quản trợ thở.Tại Bệnh viện Gia An 115, qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ cho thấy người bệnh bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ; gãy xẹp thân đốt C5, phù tủy xương, mất vững thân đốt sống C6, chèn ép vào tủy sống, gây hẹp ống sống; phù tủy sống từ C3 đến D1; hẹp lỗ liên hợp tầng C5-C6, C6-C7 bên trái.Các bác sĩ đánh giá với tình trạng chấn thương cột sống cổ, chèn ép tủy cổ nghiêm trọng thì người bệnh phải được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để phục hồi chức năng thần kinh và tránh các di chứng tổn thương tủy sống như liệt, suy hô hấp… mất khả năng lao động cũng như tự chăm sóc bản thân, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ngay sáng 8.12.2024, ê kíp gồm chuyên gia ngoại thần kinh tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang (Phó giám đốc khối Ngoại, Bệnh viện Gia An 115) cùng các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của màn tăng sáng (C-Arm) lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ, giải chèn ép tủy cổ cho bệnh nhân.Sau phẫu thuật, người bệnh tiếp tục được điều trị hậu phẫu và được tập vật lý trị liệu ngay tại giường. Nhờ phẫu thuật giải ép triệt để và quá trình tập vật lý trị liệu tích cực hằng ngày trong đó có điện châm, người bệnh phục hồi rất nhanh, có thể bỏ ống nội khí quản để tự thở và tiến triển rõ rệt từng ngày, cả về vận động và cảm giác. Ngày 26.12, người bệnh đã có thể tự giơ tay lên cao khi tiến hành các bài tập nâng cơ lực tay, cảm giác chân cũng rõ rệt. Ngày 28.12, người bệnh đã xuất viện để ra Hà Nội tiếp tục điều trị.Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Khang nhấn mạnh, những trường hợp tai nạn giao thông gãy cột sống cổ nghiêm trọng có chèn ép tủy, gây dập tủy có tỷ lệ tử vong ngay tại chỗ rất cao do tổn thương trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Ngoài ra, với những nạn nhân bị dập tủy cổ, có một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm là sốc tủy (thường ở tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 3, tức là khoảng 7-21 ngày kể từ khi chấn thương). Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ngưng thở, ngưng tim, tỷ lệ tử vong rất cao. Với trường hợp bệnh nhân N.T.V.A, may mắn được phẫu thuật sớm và giải ép triệt để, bệnh nhân đã vượt qua giai đoạn sốc tủy và chuyển sang giai đoạn hồi phục sớm. Để hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh và gia đình, Bệnh viện Gia An 115 cũng đã quyết định giảm 50% viện phí cho bệnh nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nói trên xảy ra khoảng 10 giờ 50 phút ngày 28.11.2024, trước cổng điểm du lịch Wilder Nest, thôn 3, xã Tà Nung (TP.Đà Lạt), khiến gia đình du khách gặp nạn. Cháu bé 1 tuổi tử vong, cha mẹ bé và tài xế taxi bị thương nặng.Thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe taxi BS 50H-532.87 do tài xế Hồ Xuân Long (44 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt), điều khiển chở 2 vợ chồng du khách đến từ Hà Nội cùng con gái 1 tuổi đi tham quan du lịch ở xã Tà Nung. Khi xe taxi qua khúc cua trước điểm du lịch Wilder Nest đã bất ngờ đâm vào vách núi bên trái chiều lưu thông, lộn nhiều vòng.Hậu quả, bé gái tên N.L.Đ (1 tuổi) tử vong; cha và mẹ bé Đ. gồm Nguyễn Văn S. (26 tuổi) và N.T.V.A (đều ngụ Quốc Oai, Hà Nội) cùng tài xế Long bị thương nặng, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo và các cơ quan chức năng xã Tà Nung và TP.Đà Lạt có mặt tại hiện trường để cứu người bị nạn, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.