Sắc vóc top 10 Hoa hậu Việt Nam 2000 đóng vợ Lý Hải ở 'Lật mặt 7'
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.Cấp thiết bảo vệ ĐBSCL
Tại hội nghị, Đoàn kiểm tra số 1913 đã công bố quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra đối với Quân ủy T.Ư. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề: tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kết luận số 121-KL/TW về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới.Cạnh đó, là việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35; việc quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; việc thực hiện Kết luận số 123-KL/TW về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.Việc kiểm tra bảo đảm dân chủ, khách quan; đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng được kiểm tra.Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, qua công tác nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm (nếu có) của Quân ủy T.Ư về các nội dung kiểm tra; hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh; nhân rộng những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, bảo đảm các tổ chức đảng quán triệt đầy đủ, sâu sắc các chủ trương lớn của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tổ chức thực hiện thống nhất, đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.Ông Nguyễn Duy Ngọc đề nghị Quân ủy T.Ư và các đơn vị được kiểm tra phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện, cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu trong quá trình kiểm tra; chủ động bố trí thời gian làm việc thích hợp để đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Thống nhất với nội dung kiểm tra, đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, trong thời gian qua, Quân ủy T.Ư, Thường vụ Quân ủy T.Ư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, gắn với trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn đoàn kiểm tra tiếp tục phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ, hướng dẫn để Quân ủy T.Ư hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra.
Tốt nghiệp THPT chương trình cũ, có phải thi lại nếu xét tuyển ĐH năm 2025?
Yamaha Janus mới sở hữu kiểu dáng cá tính, cao ráo, trong khi đối thủ Honda Vision có diện mạo trung tính hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Đàn ông vô sinh có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp đôi bình thường
Tầm nhìn hay ảo vọng – Ả Rập Xê Út trước ngã rẽ lịch sử (tác giả: David Rundell, dịch giả: Hoàng Minh, do Omega Plus và NXB Thế giới ấn hành) được chia thành 5 phần, mỗi phần thảo luận về một trụ cột của sự ổn định tại Ả Rập Xê Út.Tác giả David Rundell (đang sống tại Dubai) có 30 năm làm việc tại nhiều nơi như Washington, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Syria, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông cũng dành 16 năm làm việc tại Ả Rập Xê Út để tìm hiểu một trong những quốc gia quyền lực nhất Trung Đông. Ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Ả Rập Xê Út, nhận nhiều giải thưởng cho các báo cáo phân tích liên quan.Bằng kinh nghiệm của mình và những gì "mắt thấy tai nghe", qua 5 phần của cuốn sách, David Rundell lý giải lý do vì sao quốc gia này duy trì được sự ổn định trong một thời gian dài, tại sao sự ổn định đó đang dần lung lay, và điều gì có thể xảy ra trong tương lai? Những tư liệu được tác giả sử dụng trong cuốn sách đều dựa trên những mối quan hệ sâu sắc và sự hiểu biết tường tận của ông về Ả Rập Xê Út, nơi ông đã sống và làm việc suốt 16 năm với vai trò một nhà ngoại giao."Trước khi gia tộc Al Saud lên nắm quyền, các bộ lạc thường xuyên giao tranh vì nguồn nước và đồng cỏ. Ngay cả ngày nay, một thành viên của bộ lạc Shammar vẫn có những khác biệt đáng kể so với người thuộc bộ lạc Shahrani. Và xung đột giữa các bộ lạc vẫn có thể dẫn đến thương vong – như đã xảy ra tại cuộc thi sắc đẹp lạc đà năm 2018, một lễ hội kéo dài suốt một tháng ở ngoại ô Riyadh, thu hút hàng nghìn con lạc đà tham gia", tác giả David Rundell viết.Sách còn cho biết thêm: "Vua Abdulaziz cai trị trong 51 năm và chứng kiến vương quốc của mình biến chuyển từ một lãnh thổ xa xôi, hẻo lánh trong sa mạc trở thành một thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, ông không xây dựng các thể chế cai trị bền vững, mà chỉ dựa vào chính mình. Quyền lực của ông mang tính cá nhân, hoàn toàn dựa vào các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo bộ lạc, tôn giáo và thương nhân. Mặc dù đã chọn được người kế vị trực tiếp, ông cũng để lại một gia tộc đầy những mâu thuẫn và cạnh tranh nội bộ...".Theo tác giả David Rundell: "Vua Abdullah qua đời vì bệnh viêm phổi vào rạng sáng 23.1.2015. Xét theo tiêu chuẩn bảo thủ của Ả Rập Xê Út, ông được coi là một nhà cải cách, để lại một kho bạc quốc gia dồi dào và di sản vững chắc về phát triển kinh tế, đổi mới xã hội cùng đảm bảo an ninh. Ông đã tăng gấp đôi số trường đại học trong vương quốc, gửi hàng nghìn sinh viên ra nước ngoài học tập và thành lập trường đại học mang tên mình với hy vọng biến nó thành một cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Dưới thời ông, Ả Rập Xê Út, với tổng sản phẩm quốc nội gấp đôi Ai Cập và dự trữ ngoại hối chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới... Dù vậy, đất nước này vẫn khác biệt về văn hóa so với phần còn lại của thế giới và vẫn phụ thuộc kinh tế vào một mặt hàng duy nhất, vốn có giá trị biến động khó lường...".