$595
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch thi đấu sea games 32 nữ. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch thi đấu sea games 32 nữ.Ngày 17.1, Công an xã Xuân Thới Thượng lập hồ sơ phối hợp Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) xác minh làm rõ vụ phụ xe tải bị nhóm người hành hung, vây đánh trên địa bàn.Cùng ngày, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh nhóm người dùng gậy gộc tấn công một người đàn ông trên đường. Lúc người đàn ông nằm gục trên đường, nhóm người này vẫn lao vào đấm, đá, đạp vào người nạn nhân. Thậm chí, một số người ra can ngăn, la lớn "Thôi, thôi đừng đánh nữa, chết người ta bây giờ", nhưng nhóm người vẫn lao vào đánh người đàn ông.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra trên đường Đặng Công Bỉnh, xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM.Cùng ngày, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, những người dân chứng kiến cũng là người đứng ra can ngăn vụ đánh người cho biết, chiều 15.1, họ thấy chiếc xe tải chạy trên đường Đặng Công Bỉnh và có nhóm người chở nhau trên xe máy đuổi theo phía sau.Khi gần đến khu vực Cầu Lớn (xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn) thì kẹt xe nên xe tải dừng lại. Lúc này, nhóm người chạy xe máy vây trước đầu xe tải, kêu tài xế mở cửa, xuống nói chuyện. Nhóm này sau đó dùng cây, đá đập vỡ kính xe tải, hành hung những người trên xe. Tài xế xe tải bung cửa tháo chạy, riêng phụ xe chạy không kịp, bị nhóm người hành hung gục tại chỗ."Nhóm 4 - 5 người đập bể kính, nắm chân phụ xe tải lôi ra khỏi ca bin, rồi đánh đập dã man. Họ hung hăng quá, chúng tôi toàn là phụ nữ, người già nên không can ngăn được. Khi chúng tôi dìu phụ xe vào nhà họ mới không dám xông vào đánh nữa", một người dân can ngăn vụ đánh người cho biết.Người dân sống tại khu vực trên cho biết, khi cơ quan chức năng địa phương có mặt thì nhóm đánh người đã lên xe bỏ trốn khỏi hiện. Phụ xe tải bị thương được đưa vào bệnh viện.Cũng theo người dân, bước đầu, tài xế xe tải cho hay, trong lúc di chuyển trên đường thì có một người chạy xe máy từ trong hẻm ra. Theo phản xạ, tài xế đánh lái tránh né người này có vòng xe qua nhóm người đi xe máy trên đường. Nhóm người đi xe máy cho rằng, tài xế chạy ẩu nên có xảy ra cự cãi và dẫn đến vụ việc như trên.Hiện vụ việc phụ xe tải bị nhóm người vây đánh trên đường Đặng Công Bỉnh (H.Hóc Môn) đang được công an làm rõ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch thi đấu sea games 32 nữ. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch thi đấu sea games 32 nữ.Từng giành giải đồng hạng ba mùa trước, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai nghiễm nhiên trở thành ứng viên hàng đầu cho chức vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tuy nhiên, tham vọng của đại diện Đông Nam bộ bị dội gáo nước lạnh với trận thua 0-2 trước Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội ở trận ra quân bảng C, diễn ra lúc 15 giờ 45 hôm nay (3.3). Thầy trò HLV Lê Hữu Phát chỉ có thể tự trách bản thân, khi thua không phải vì đối thủ hay, mà bởi chính mình phung phí nhiều cơ hội.Sau hiệp 1 đá toan tính và chặt chẽ để giữ tỷ số 0-0, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai bắt ngờ tăng tốc sau giờ nghỉ. Nhờ thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nóng tại TP.HCM hơn đối thủ, cùng đấu pháp đánh biên hợp lý để khai thác tốt khoảng trống sau lưng bộ đôi trung vệ Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, hàng loạt cơ hội đã được tạo ra.Chỉ riêng tiền đạo Vũ Minh Khải (số 12) đã có 3 cơ hội rất rõ ràng. Ngay phút 41, mũi nhọn của đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có pha đối mặt. Anh rê bóng qua cả thủ môn đối phương, nhưng thay vì dứt điểm ngay, cầu thủ này tiếp tục rê, trước khi mất trụ và bị ập vào lấy bóng. Sau đó, Minh Khải tận dụng sai sót của hậu vệ Trường Sư phạm TDTT Hà Nội để cầm bóng áp sát, song lại... sút thẳng lên khán đài dù cầu môn đã rộng mở. Ngày thi đấu kém hiệu quả của Minh Khải khép lại ở phút 63, khi số 12 của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đệm bóng trượt ở khoảng cách chưa đầy 3 m trước cầu môn trống, ở tình huống mà Nguyễn Phạm Đăng Khoa đã tạo cơ hội quá tốt cho đồng đội ghi bàn. Chỉ cần 1 trong 3 tình huống này được chuyển hóa thành bàn thắng, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có cơ hội rất lớn để giành 3 điểm, bởi học trò ông Lê Hữu Phát tạo ra thế trận tốt hơn trong hiệp 2. Tuy nhiên, đại diện Đông Nam bộ đã phung phí cơ hội, rồi lại... "tự bắn vào chân" khi đội trưởng Đỗ Thái Bảo nhận thẻ đỏ ở phút 74. Ở thế thiếu người, đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai chủ động đá chậm, chắc để giữ 1 điểm. Dù vậy đến phút 79, học trò ông Lê Hữu Phát để thua ở pha bóng khó tin.Thủ môn Nguyễn Đức Công nhận bóng trong vòng cấm và không chịu bất cứ áp lực nào. Nhưng thay vì chuyền ngay, người gác đền của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai lại cố giữ bóng trong chân, cúi người xuống, đợi đối thủ ập vào mới nhặt bóng lên. Để rồi, khi Đức Công còn chưa kịp nhặt bóng, cầu thủ vào sân thay người Đỗ Minh Tú của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đã nhanh chân dứt điểm xuyên qua háng đối thủ để ghi bàn mở tỷ số.Đây là bàn thắng gần như khiến đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai "tê liệt". Các cầu thủ vỡ trận khi đối thủ tràn lên, trước khi thua thêm 1 bàn ở phút 80. "Tôi nghĩ đây là bàn thắng may mắn, rất may mắn. Tôi hiểu rằng đây là tình huống bóng sống, nên băng vào cướp bóng dứt điểm là đúng luật", tiền vệ Đỗ Minh Tú chia sẻ về tình huống mà trong bóng đá người ta gọi vui là "đánh cắp trứng gà". Chính cầu thủ của đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng không nghĩ mình sẽ ghi bàn ở tình huống này. Chơi không nổi trội ở trận này, nhưng may mắn cộng với khả năng trừng phạt sai lầm đối thủ rất lạnh lùng đã giúp đại diện phía bắc lấy trọn 3 điểm.Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội tạm dẫn đầu bảng C với 3 điểm. Trong khi với đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cơ hội sửa sai vẫn còn. Ở lượt hai diễn ra vào ngày 6.3, HLV Lê Hữu Phát cùng học trò sẽ đối mặt với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Muốn thắng trận "derby công nghệ", đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cần xốc lại tinh thần. Lối chơi của đại diện Đông Nam bộ vẫn rất hay, nhưng nếu không chắt chiu, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai có nguy cơ dừng bước sớm. ️
Khoảng 14 giờ chiều một ngày cuối năm 2024, gần 20 học viên có mặt tại Hội người mù TP.HCM (Q.1) để tham gia buổi học cuối cùng của năm. Ngoài cửa, nhiều học viên lần từng bước vào hội trường. Bên trong, không khí trò chuyện sôi động vì mọi người thăm hỏi nhau sau một tuần không gặp.Giờ học đến, các học viên đứng cách nhau gần một mét, bắt đầu bài tập khởi động. Tiếng nhạc vang lên cùng với khẩu lệnh của huấn luyện viên Tú để đếm nhịp, điều hướng, chỉ dẫn cho mọi người mà không cần trực tiếp biểu diễn.Dù chỉ mới đến đây lần thứ hai, anh Nguyễn Tấn Tài (47 tuổi) rất dạn dĩ. Anh không ngại nhún nhảy trong động tác vươn vai khởi động, nôn nao chờ đợi bài học chính thức hôm nay. "Tôi là ca sĩ tự do nên cũng muốn học hỏi thêm nhiều bộ môn nghệ thuật. Đến đây mình được phiêu cùng âm nhạc, không còn cảm thấy trống trải nữa, có thời gian giải trí, tập thể dục và kết nối giao lưu với nhiều người", anh nói.Bồi hồi nhớ lại buổi đầu, anh Tài cho biết bản thân vẫn chưa hình dung được bước đi nên phải tự động viên mình cố gắng liên tục. Anh cẩn thận lắng nghe hướng dẫn của thầy, cảm nhận từng chút chuyển động cơ thể của bản thân. Đối với những động tác phức tạp hơn, huấn luyện viên Tú sẽ để học viên chạm trực tiếp vào người. Các học viên vây quanh anh, chạm vào vai, vào hông, vào chân rồi tập theo hướng dẫn. Từ những khẩu lệnh đơn giản nhất như tiến, lùi, qua trái, qua phải, sau thời gian dài luyện tập, nhiều người trong lớp đã có thể nhớ động tác, thể hiện trôi chảy khi phối hợp với bạn nhảy mà không còn bị trật nhịp, té ngã, giẫm chân nhau như ngày đầu. Đây là lớp học khiêu vũ dành cho người mù đầu tiên và duy nhất ở miền Nam, diễn ra vào lúc 14 giờ chiều thứ sáu hằng tuần. Ấp ủ dự định này từ 4 năm trước, huấn luyện viên Tú cho biết rất hạnh phúc khi đã có thể phối hợp với Hội Người mù TP.HCM thực hiện nguyện vọng vào cuối năm 2023.Anh Tú tự thiết kế giáo án riêng, dạy đủ 10 điệu dancesport từ phong cách La tinh đến tiêu chuẩn. "Tiến độ học chậm mà chắc. Tôi mất 2-3 tháng mới soạn xong một bài nhưng học viên khiếm thị cần nhiều thời gian hơn như vậy để làm quen. Mình cố gắng một, họ nỗ lực mười. Do đó, học viên chỉ cần nhảy được một bước là tôi đã rất hạnh phúc", anh chia sẻ. Anh Nguyễn Đức Dũng (45 tuổi) là học viên gắn bó từ những ngày đầu. Hiện tại anh làm nhân viên massage, đời sống còn nhiều bấp bênh nên niềm vui rất lớn đến từ việc tham gia lớp học. "Tôi xin nghỉ làm mỗi chiều thứ sáu để nhờ bạn chở lên đây. Ở TP.HCM ít những hoạt động giải trí cho người mù lắm, giờ có lớp miễn phí như vậy nên tôi biết ơn vô cùng. Thầy chỉ rất tận tình, cặn kẽ. Từ ngày học khiêu vũ tôi thấy mình cũng dẻo dai hơn, có cơ hội rèn luyện sức khỏe, xả stress sau khoảng thời gian mưu sinh bộn bề", anh Dũng tâm sự. Không những vậy, huấn luyện viên Tú còn tổ chức các cuộc thi nội bộ hay hỗ trợ dự thi toàn quốc để khuyến khích tinh thần học viên. Anh Dũng rất vui vi đạt giải ba trong một sự kiện ở lớp. Anh bày tỏ hy vọng lớp sẽ còn duy trì để bản thân được theo học. Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Tú mong muốn ngày càng có thêm nhiều người biết đến lớp học. "Hội trường vẫn còn rộng lắm. Nếu khiếm thị khiến họ bị giới hạn, thì giờ đây mỗi bước nhảy sẽ là một hành trình để họ vượt qua chính mình", anh khẳng định. ️
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép… ️