Cúp truyền hình: 'Khủng long' Petr Rikunov phản đòn sắc lẹm, một mình một ngựa về đích
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.CLB Aston Villa tiếp tục chơi lớn ở kỳ chuyển nhượng mùa đông khi 'rút ruột' Arsenal
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 16 giờ chiều mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khu vực ga đến quốc nội ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) đông nghẹt người lỉnh kỉnh đồ đạc, hành lý trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết dài ngày.
Michelin Guide gọi cà phê sữa đá là 'viên ngọc', cà phê trứng là 'tuyệt tác'
Vị trí thủ môn và vị trí hậu vệ trái là những vị trí đang cần người của đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có thủ thành Nguyễn Đình Triệu nhận giải thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024. Tuy nhiên, chính bản thân Đình Triệu thừa nhận anh khó trụ lâu ở đội tuyển, vì vấn đề tuổi tác. Đình Triệu năm nay đã bước sang tuổi 34, khó duy trì phong độ cao, thể lực tốt trong thời gian dài, nhất là duy trì sự dẻo dai ở cấp độ đội tuyển quốc gia vốn rất khắc nghiệt.Trong khi đó, thủ môn Nguyễn Filip bắt đầu có dấu hiệu chững lại, trong khi thủ môn còn lại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup là Trần Trung Kiên còn quá trẻ. Trong bối cảnh đó, đội tuyển Việt Nam luôn cần có thêm sự bổ sung nhân sự ở vị trí thủ môn. Vì thế, thủ thành Patrik Lê Giang sẽ là nhân tố được HLV Kim Sang-sik chú ý.Patrik Lê Giang là thủ thành ổn định hàng đầu tại V-League trong 2 – 3 mùa giải qua. Về thể hình (1,88 m), về năng lực chuyên môn, Patrik Lê Giang đều đảm bảo. Điều quan trọng tiếp theo là thủ thành này đang khao khát thành công, sẽ tạo động lực để anh phấn đấu không ngừng nếu được khoác áo đội tuyển quốc gia. Vấn đề của Patrik Lê Giang là anh vẫn chưa có quốc tịch Việt Nam. Trong năm 2025, thủ môn này mong được nhận được quốc tịch, cũng như tiếp tục phấn đấu để giữ vững phong độ ở giải trong nước. Khả năng rất cao nếu Patrik Lê Giang được nhập tịch Việt Nam, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho thủ thành đang khoác áo CLB TP.HCM được khoác áo đội tuyển quốc gia, ở chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2025.Gương mặt cầu thủ Việt kiều khác cũng đang được chú ý là hậu vệ cánh trái Jason Quang Vinh. Vị trí hậu vệ cánh trái cũng là nơi mà đội tuyển Việt Nam đang cần người. Kể từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dài hại, chưa hậu vệ nào tạo được sự an tâm hoàn toàn nơi cánh trái của đội tuyển quốc gia.Khuất Văn Khang là người được thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái nhiều nhất, từ thời HLV Philippe Troussier cho đến thời HLV Kim Sang-sik. Tuy nhiên, Khuất Văn Khang cũng là cầu thủ để lại nhiều sự thất vọng nhất ở vị trí này. Còn tại AFF Cup 2024, Nguyễn Văn Vĩ thường xuyên được thi đấu chính thức nơi hành lang trái. Văn Vĩ chơi không tệ, nhưng một mình Văn Vĩ là chưa đủ, đội tuyển Việt Nam cần thêm phương án khác bên cánh này, thứ nhất để chia sẻ gánh nặng cho Văn Vĩ, thứ nhì để tăng sự đa dạng trong lối chơi.Jason Quang Vinh có thể là sự lựa chọn phù hợp để bổ sung cho cánh trái của đội tuyển. Cầu thủ này có thể hình khá (1,77 m), có kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp tại Pháp lẫn tại Việt Nam. Nếu quá trình nhập tịch của 2 cầu thủ Việt kiều nói trên thuận lợi, Jason Quang Vinh và Patrik Lê Giang có thể sẽ là những nhân tố mới của đội tuyển quốc gia trong năm mới. Về mặt chuyên môn, họ đủ sức khoác áo đội tuyển Việt Nam, có thể đóng góp cho chiến dịch vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik.
‘Một mình một chợ’, giá cà phê arabica tăng mạnh
Xuân Son trở về Nam Định để đón năm mới cùng gia đình, sau ngày mùng 6 âm lịch, Xuân Son dự kiến sẽ trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị phục hồi sau ca phẫu thuật.Trong những ngày ở Nam Định đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, Xuân Son cũng tuân thủ rất chặt chẽ các hướng dẫn của đội ngũ y tế bao gồm cả chế độ dinh dưỡng lẫn tập luyện. Anh hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các món giàu tinh bột. Anh cũng chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng tại nhà với các bài tập chân và gập bụng.Theo lộ trình phục hồi chức năng được các bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Vinmec đưa ra, quá trình hồi phục của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn. Hiện tại, sau gần 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, Xuân Son đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật, với mục tiêu chính là kiểm soát cơn đau, kích hoạt thần kinh cơ, phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thời gian khoảng một tháng sau phẫu thuật, có thể dự đoán rằng Xuân Son đang trong giai đoạn tăng cường tập phục hồi chức năng, bao gồm các bài tập hỗ trợ vận động, rèn luyện thể lực và kiểm soát quá trình liền xương.Trong giai đoạn này, Xuân Son sẽ được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa teo cơ. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng vết thương của anh được chữa lành một cách an toàn và hiệu quả.Sau giai đoạn đầu tiên, Xuân Son sẽ bước vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi, bao gồm: Giai đoạn 2 (tuần thứ 3 đến tuần thứ 6): Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tầm vận động. Đây là thời điểm Xuân Son sẽ bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho chân bị chấn thương, đồng thời duy trì thể lực toàn thân. Giai đoạn 3 (tháng thứ 2 đến tháng thứ 4): Tập trung vào việc cải thiện thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Xuân Son sẽ được tập luyện với cường độ cao hơn, bao gồm các bài tập thăng bằng và phối hợp để chuẩn bị cho việc trở lại sân cỏ.Giai đoạn 4 (tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Tập luyện với cường độ tối đa và kiểm tra phân tích vận động. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Xuân Son có thể trở lại thi đấu. Anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chấn thương đã hoàn toàn hồi phục và anh có đủ thể lực để thi đấu ở mức độ cao nhất.Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, Xuân Son có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác để anh trở lại thi đấu sẽ phụ thuộc vào kết quả của các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu trên các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để một cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau chấn thương tương tự. Điều này có nghĩa là, nếu không có bất kỳ sự cố nào trong quá trình phục hồi, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2025, tức là gần một năm sau chấn thương.Mục tiêu điều trị không chỉ là giúp Xuân Son trở lại thi đấu, mà còn đảm bảo anh có thể đạt lại phong độ như trước. Theo các chuyên gia của Vinmec, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cầu thủ; phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, ban huấn luyện và chính cầu thủ và các bài kiểm tra vận động và đánh giá tâm lý trước khi trở lại sân cỏ.Thực tế đã có nhiều cầu thủ Việt Nam hồi phục thành công sau chấn thương nghiêm trọng, như Lê Văn Xuân hay Chương Thị Kiều. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại với phong độ tốt nhất.Việc trở lại sân cỏ của Xuân Son không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, HLV, và người hâm mộ. Áp lực từ phía người hâm mộ và kỳ vọng của đội tuyển quốc gia là rất lớn, nhưng các bác sĩ tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, Xuân Son hoàn toàn có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước khi chấn thương.Với sự chăm sóc và hỗ trợ từ đội ngũ y tế hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ sau khoảng 9 tháng kể từ ngày phẫu thuật. Người hâm mộ có thể yên tâm rằng anh đang được điều trị trong điều kiện tốt nhất và sẽ sớm trở lại thi đấu để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB Nam Định.