ĐH Quốc gia TP.HCM nói gì về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024?
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...Gam màu hot trend cùng họa tiết lạ mắt được Khánh Vân ưu ái diện mặc
Những ngày qua, ngôi nhà của anh Lê Hữu Phước (33 tuổi), ngụ tại ấp Tân Long, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tựa như bức tranh xuân rực rỡ. Bởi nơi đây có hàng cây bông trang trổ hoa đỏ rực cùng vườn mai vài chục gốc đang đồng loạt bung nở vàng rực.
Huawei ra mắt hệ sinh thái eKit
Tối 25.4, UBND H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tổ chức khai mạc hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế và công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn chế biến từ sâm dây.
Thành viên nghiên cứu, tiến sĩ Paulina Pacak, nhà sinh học tại ETH Zurich, giải thích: Sự kết hợp của hai protein JUNO của trứng và IZUMO1 của tinh trùng thành một phức hợp sẽ khởi động quá trình nhận biết và bám dính giữa các tế bào mầm, từ đó cho phép chúng hợp nhất.
Uzbekistan có thêm ngôi sao triệu USD, U.23 Việt Nam lo nhất điều gì?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.