Lưu ý khi chọn học chương trình trong nước nhận bằng ĐH quốc tế
Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân Son. Tiền đạo của CLB Nam Định đang dẫn đầu ở mọi chỉ số quan trọng và dễ thấy với khán giả thông thường: từ bàn thắng, kiến tạo, số cơ hội lớn (big chance) tạo ra, lẫn điểm trung bình.Song, bóng đá không đơn giản như con số thống kê. Có một chân lý thế này trong bóng đá đỉnh cao: đội vô địch không phải lúc nào cũng có hàng công mạnh nhất, nhưng chắc chắn luôn là đội ít thủng lưới nhất. Đội tuyển Việt Nam lúc này mới chỉ để lọt lưới 3 bàn, ít nhất giải đấu. Hàng phòng ngự thực tế mới là điểm tựa nâng đỡ giấc mơ vô địch của "Những chiến binh sao vàng". Ở đó, chúng ta thấy những chuyên gia phòng ngự đến từ CLB Hà Nội: Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh.Kể từ đầu AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik chưa bao giờ giữ nguyên đội hình xuất phát. Khả năng sử dụng xoay vòng nhân sự giúp đội tuyển Việt Nam gần như không gặp vấn đề nào về thể lực trước lịch thi đấu khắc nghiệt rất riêng của khu vực Đông Nam Á. Song trong toàn bộ các trận đấu, ông Kim vẫn luôn để ít nhất một nhân tố của CLB Hà Nội ở trung tâm hàng phòng ngự.Ở hai lượt trận bán kết với Singapore, tầm ảnh hưởng của hàng thủ đội bóng bầu Hiển được thể hiện rõ rệt. Tại lượt đi, HLV Kim Sang-sik xếp Thành Chung đá chính giữa hàng phòng ngự và Xuân Mạnh đá trong vai trò trung vệ lệch. Tới lượt về, Xuân Mạnh được đẩy lên chơi hậu vệ biên trái, vai trò trung vệ lệch của Xuân Mạnh được Duy Mạnh đảm nhiệm. Dù với kịch bản nào, thì những lá chắn thép mang thương hiệu CLB Hà Nội giúp đội tuyển Việt Nam vững vàng trước những pha hãm thành của đối phương.Thành Chung đã chơi trọn vẹn cả 5 trận anh được xếp đá chính của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam sạch lưới 2 trận trong số này. Trung vệ sinh năm 1997 lấy lại bóng trung bình 2,4 lần/trận, chặn bóng 1,2 lần/trận, phá bóng 4,6 lần trận. Tất cả đều cao nhất trong số các trung vệ của đội tuyển Việt Nam, đội sở hữu hàng phòng ngự số một tại giải lần này.Song thống kê gói gọn đẳng cấp tuyệt vời của Thành Chung tại AFF Cup 2024 phải là chỉ số tắc bóng. Thành Chung chưa tắc bóng dù chỉ một lần trong suốt 449 phút thi đấu tại giải lần này.Paolo Maldini vĩ đại của AC Milan từng có một câu nổi tiếng: "Nếu phải xoạc bóng, thì tôi đã đọc tình huống chưa đủ tốt". Thành Chung trong vai trò trung vệ đá chính giữa hàng phòng ngự 3 người của đội tuyển Việt Nam đã "đọc vị" đối thủ quá sâu và chưa một lần phải đi sửa sai bằng những cú nhoài người.Thành Chung điềm tĩnh, bọc lót hiệu quả thế nào thì Duy Mạnh lại mạnh mẽ, bùng nổ trong các tình huống đòi hỏi va chạm. Thống kê cho thấy Duy Mạnh thắng 93% số lần tranh chấp tại AFF Cup 2024. Ở khía cạnh tranh chấp tay đôi, Duy Mạnh cũng thắng 100%.Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, các HLV thường có xu hướng sử dụng các hậu vệ vốn chơi quen cùng nhau tại CLB. Cặp Thành Chung - Duy Mạnh rõ ràng đang cho HLV người Hàn Quốc quá nhiều lựa chọn. Xuân Mạnh với chấn thương gặp phải trong trận bán kết với Singapore có thể khó góp mặt trong trận chung kết.Nhưng dấu ấn từ CLB Hà Nội của bầu Hiển vẫn được thể hiện với Văn Vĩ hay Bùi Hoàng Việt Anh, những nhân tố từng chơi cho CLB Hà Nội và đã quá quen với những người đàn anh như Duy Mạnh hay Thành Chung.AFF Cup 2024 thực tế là giải đấu mang nhiều ý nghĩa hơn mức thông thường với bộ đôi Duy Mạnh - Thành Chung. Cả hai đều đã trải qua quãng thời gian khó khăn tại đội tuyển quốc gia dưới thời thời HLV Philippe Troussier. Tại Asian Cup hồi tháng 1.2024, trung vệ của CLB Hà Nội chỉ đá vỏn vẹn 13 phút. Trong 2 trận thua chấm dứt triều đại của HLV người Pháp trước Indonesia, Duy Mạnh thậm chí còn không được triệu tập.Với Thành Chung, chuyện còn khắc nghiệt hơn. Hồi tháng 6.2023, ông Troussier sau khi triệu tập Thành Chung đã loại trung vệ của Hà Nội khỏi danh sách đấu giao hữu với Hồng Kông và Syria. Lý do được thông báo khi đó là Thành Chung bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế là Thành Chung bị cho là không phù hợp với lối quản lý cầu thủ của ông Troussier, vốn bắt nguồn từ một tình huống không hiểu ý trên sân tập.Duy Mạnh và Thành Chung luôn nhớ những lời ấy để nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ trên sân tập và sân đấu tại V-League. Để lúc này, khi đội tuyển Việt Nam trở lại với trận chung kết sân chơi khu vực, bộ đôi của Hà Nội lại là lá chắn thép cho đội tuyển.Sự trở lại của cặp trung vệ thép có công lớn của bầu Hiển khi ông luôn động viên hỗ trợ các cầu thủ trong hành trình chinh phục vinh quang. Từ trước khi trận bán kết lượt về với Singapore diễn ra, Chủ tịch ngân hàng SHB đã treo thưởng 2 tỉ đồng nếu đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024.Từng đưa CLB Hà Nội đi lên từ hạng ba và đưa cả ngân hàng SHB vươn mình từ năm 2008, thời điểm khủng hoảng thế giới bắt đầu bùng nổ, bầu Hiển hơn ai khác hiểu rõ sự cống hiến và đam mê nuôi dưỡng tinh thần của các cầu thủ và nhân viên, nhưng tiền cũng quan trọng không kém để tất cả có thể chăm sóc hậu phương.Chính nhờ văn hóa đó của bầu Hiển mà Thành Chung hay Duy Mạnh có thể vượt qua những khó khăn đầy nhanh chóng và trở thành trụ cột hàng phòng ngự đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Và nếu tuyển Việt Nam trở lại ngôi vương khu vực, nguồn cảm hứng từ bầu Hiển chắc chắn là động lực lớn bậc nhất.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnTắt ngay cài đặt Wi-Fi này sẽ giúp chơi game không còn bị lag
Thái Lan hòa Việt Nam
Rục rịch lên kế hoạch chơi lễ sớm
Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bạn bè của chú rể tự tay chuẩn bị cổng cưới tặng bạn thân trong ngày trọng đại. Người đi kiếm cây chuối, người chặt tre, người cắm hoa trong không khí vui vẻ, rộn ràng. Cổng cưới hoàn thiện chỉ trong một ngày, ai nấy đều hài lòng với món quà đặc biệt của nhóm bạn dành tặng chú rể. Nhiều người để lại bình luận tích cực về tình nghĩa bạn bè và gửi lời chúc hạnh phúc đến cặp vợ chồng trẻ.Tài khoản Nguyễn Ngọc viết: "Cổng đẹp nhưng hơn hết là sự đoàn kết, tình cảm gia đình hàng xóm láng giềng. Đó mới là ngày vui, chứ đám cưới lộng lẫy xa hoa, khách tới chỉ ngồi ăn cũng không vui lắm". Bạn Việt Linh bày tỏ: "Thích đám cưới như này nè, hồi xưa làm gì có cổng rạp như bây giờ. Toàn thanh niên trai tráng trong xóm tụ tập lại làm, ăn uống với nhau vui hết nấc". Một trong những người làm cổng cưới tặng chú rể là anh Phan Vũ (ở H.Vị Thanh, Hậu Giang), bạn của chú rể Lê Thiện Văn (32 tuổi). Anh Vũ cho biết, trước đám cưới một ngày mọi người sắp xếp thời gian, công việc đến phụ giúp gia đình. Nhóm bạn chỉ mua hoa hồng tươi còn chuối, tre, dừa nước… thì tìm trong xóm. Chú rể là người tổ chức đám cưới cuối cùng trong nhóm bạn chơi chung với nhau nên mọi người muốn phụ giúp để đám cưới trở nên ý nghĩa. "Công đoạn khó khăn nhất là lá chuối và lá tre hay bị khô nên tụi mình phải thay liên tục. Mọi người cùng đoàn kết, chung sức nên việc thực hiện diễn ra nhanh gọn. Cổng cưới tự làm tiết kiệm được khoảng 3 triệu nhưng điều quan trọng là thể hiện tình cảm với người bạn thân", anh Vũ nói. Nhóm bạn chơi chung với nhau từ hồi cấp 3, đến nay đã 12 năm. Hàng xóm, khách mời đến dự ai cũng khen cổng cưới, chụp hình kỷ niệm. Chú rể Thiện Văn cho hay, bản thân rất vui và hạnh phúc khi được bạn bè phụ giúp trong ngày trọng đại. "Ai cũng nhiệt tình đóng góp công sức vào ngày vui của mình. Cây nhà lá vườn có gì mọi người làm đó nhưng kết quả thành công ngoài sức kỳ vọng. Các bạn tự lên ý tưởng, kiếm vật liệu để hoàn thiện. Tôi mua thêm ít hoa tươi về cắm để không gian thêm lãng mạn", anh Văn cho hay. Anh Văn bày tỏ sự trân quý trước tình cảm của bạn bè, khách mời dành cho mình. Ai cũng dành thời gian chụp hình kỷ niệm và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ. Ở chỗ anh, đa phần đều thuê dịch vụ tiệc cưới tổ chức, ít ai tự làm. Anh Văn và cô dâu yêu nhau hơn một năm trước khi nên duyên vợ chồng. "Nhà cô dâu cách nhà mình khoảng 30 km, nhà gái cũng khen cổng cưới. Tôi vô tình gặp vợ trong một lần đi dự tiệc, hai người nói chuyện, tìm hiểu và nhận thấy có nhiều điểm tương đồng. Tụi mình yêu nhau và giờ đồng hành với nhau trong cuộc sống", chú rể chia sẻ.
Ngày 1.2, UBND H.Kon Plông (Kon Tum) cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính đến ngày 31.1, tức mùng 3 tết) đã có khoảng 200.000 lượt du khách đến với Măng Đen, doanh thu đạt hơn 71 tỉ đồng.Cũng theo UBND H.Kon Plông, trên địa bàn có 139 cơ sở lưu trú với 1.250 phòng, công suất phục vụ 6.000 lượt khách/ngày đêm. Trong đó, các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung ở TT.Măng Đen (H.Kon Plông). Bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết năm nay khách đến Măng Đen đông hơn vì hoa anh đào nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lý do quan trọng hơn là Khu du lịch Măng Đen đã xây dựng được thương hiệu là điểm đến "an toàn, thân thiện, mến khách"; có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; cách phục vụ chu đáo với phương châm lấy khách là trung tâm phục vụ. Thương hiệu này đã được khẳng định trong lòng du khách.Cũng theo bà Mân, khu du khách đến với Măng Đen, người đồng bào tại chỗ cũng đã được hưởng lợi thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, biểu diễn cồng chiêng, kinh doanh đặc sản địa phương. Nhờ đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng Đen sẽ tích cực bảo tồn văn hoá, giúp văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số được lưu truyền rộng khắp.Để bảo đảm có chỗ cho khách lưu trú, H.Kon Plông đã huy động phòng nghỉ dự phòng ở khu vực lân cận, sẵn sàng đưa khách về ở nếu cơ sở lưu trú tại Măng Đen quá tải. Cùng với đó, UBND H.Kon Plông đã tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ tại 2 địa điểm là chợ phiên Măng Đen và khu phố đêm Măng Đen (TT.Măng Đen) phục vụ du khách xuyên suất trong dịp tết. Tại đây, các ca sĩ, nghệ sĩ, ban nhạc nhóm múa biểu diễn các tiết mục đặc sắc. Đan xen trong các chương trình này là các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn nhạc cụ saxophone, t'rưng, đàn đá… Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đúng vào dịp hoa anh đào ở Măng Đen nở rực rỡ đã thu hút đông đảo du khách tới ngắm hoa anh đào.
Vì sao miền Bắc rét buốt, băng giá nhưng trong TP.HCM vẫn nắng chói chang?
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.