Xe SUV 7 chỗ dưới 1,5 tỉ đồng: Chọn Ford Everest 2023 hay Toyota Fortuner?
Theo dự thảo mới nhất (dự thảo 12) Nghị quyết về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính được đề xuất quy định như sau: đối với các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm; đối với các ngành, nghề khác không quá 50 năm.Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định.Đáng chú ý, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trung tâm tài chính tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án đầu tư mà không phụ thuộc vào hình thức trả tiền thuê đất cho Nhà nước.Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để vay vốn đầu tư; khi xảy ra tranh chấp thực hiện theo pháp luật của Việt Nam.Khi xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam.Bộ KH-ĐT còn đề xuất, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong trung tâm tài chính.Việc sở hữu có thể thực hiện thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và người sở hữu được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.Góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, Bộ Công thương đề nghị đánh giá tác động đối với chính sách cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án trong trung tâm tài chính."Như vậy, người nước ngoài không ở Việt Nam cũng có thể mua, đầu cơ, đẩy giá lên cao, dẫn đến việc thuê mua nhà ở của những người làm việc tại trung tâm tài chính không thuận lợi, làm giảm tính cạnh tranh về chi phí, thu hút người lao động", Bộ Công thương bày tỏ quan ngại.Ngoài ra, bộ này còn đề nghị làm rõ chính sách về thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thành viên trung tâm tài chính.Theo Bộ Xây dựng, đề cương dự thảo nghị quyết có quy định các chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính về thời hạn sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, người nước ngoài được phép mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở…Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội cần làm rõ các chức năng của trung tâm tài chính, phân rõ sự tương đồng và khác biệt giữa trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực để làm cơ sở đánh giá việc thi hành các pháp luật có liên quan về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm tài chính của Việt Nam, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hồi đáp góp ý này, Bộ KH-ĐT kiến nghị không phân định sự khác biệt giữa trung tâm tài chính khu vực và trung tâm tài chính quốc tế để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các trung tâm tài chính.Ngày 18.2, Bộ KH-ĐT gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, đề nghị Bộ Tư pháp sớm có ý kiến thẩm định.Bộ KH-ĐT trình Chính phủ dự kiến tiến độ của dự án như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào kỳ họp tháng 2. Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5.Nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát: Nhóm học sinh trường khác gây ra
Thông tin Hoàng Thúy Hằng qua đời trưa qua 12.3 khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả bàng hoàng, tiếc thương. Tên tuổi của cô gắn liền với dòng nhạc bolero. Cô thường livestream trên các nền tảng, thể hiện một số ca khúc như Loài hoa không tên, Xuân này con về mẹ ở đâu, Tha thứ lỗi lầm… Theo thông tin từ gia đình, lễ viếng nữ ca sĩ diễn ra từ 8 giờ hôm nay ngày 13.3 tới 6 giờ ngày 15.3.Những thông tin liên quan vụ bê bối của 2 ngôi sao Hàn Quốc Kim Soo Hyun và Kim Sae Ron vẫn đang leo top tìm kiếm nhiều giờ qua. Khi những tình tiết mới được tiết lộ lại gây sốc dư luận. Sau 3 ngày dính bê bối, tài tử này cho biết sẽ phá vỡ sự im lặng vào hôm nay.Ở trong nước thì drama quảng cáo “lố” của Hoa hậu Thùy Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau thời gian im lặng, công ty quản lý Sen Vàng đã chính thức lên tiếng xin lỗi khán giả và cam kết phối hợp với nhãn hàng, cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc.Cũng phá vỡ im lặng sau thời gian im lặng, đội ngũ luật sư mới của Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức lên tiếng về tình trạng sức khỏe và vụ kiện gây tranh cãi tại Mỹ. Vụ tai nạn nghiêm trọng khiến nam ca sĩ phải cắt cụt 4 ngón chân đang trở thành tâm điểm, khi cả hai bên liên tục có những động thái pháp lý căng thẳng. Từ nguyên đơn thành bị đơn, từ rút đơn kiện đến quay lại theo đuổi công lý – diễn biến vụ việc ngày càng phức tạp.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 16: Giang bắt đầu ghen với Duyên?
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Chiều 20.1, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).Trong số các bị cáo, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), là người duy nhất bị tuyên phạm tội đưa hối lộ, với mức án 3 năm tù.6 người bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 năm 6 tháng tù; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 6 năm 6 tháng tù; Lê Quốc Khanh, Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, thấp nhất 2 năm tù, cao nhất 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3 năm tù.3 người còn lại bị tuyên phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, bị tuyên 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, 14 tháng 21 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).Theo cáo buộc, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Đại Ninh.Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn được thực hiện. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa sang ông Trí.Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.Kết quả là, dự án này "hồi sinh", từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.Để "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200 triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số tiền 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số tiền 4,2 tỉ đồng…Quá trình xét xử vụ án, các bị cáo cơ bản thừa nhận hành vi phạm tội, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong được hưởng khoan hồng."Đại gia" Nguyễn Cao Trí cho biết mục đích ban đầu khi thực hiện dự án là muốn đóng góp cho địa phương. Nhưng vì khó khăn, cộng thêm áp lực phải tìm cách tháo gỡ, bị cáo đã quyết định nóng vội, sai lầm.Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận việc cầm tiền, chuyển đơn cho ông Trí là sai, tuy vậy bị cáo khẳng định không mặc cả hay thỏa thuận để nhận bất cứ lợi ích vật chất nào. Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày về hoàn cảnh bệnh tật, quá trình công tác…, mong được hưởng khoan hồng.Hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận cũng đều thừa nhận được bị cáo Trí đưa nhiều tỉ đồng, nhưng nghĩ rằng đây là quà cảm ơn chứ không hề đòi hỏi, ép buộc. Riêng ông Hiệp nhiều lần cho biết, một phần dẫn tới sai phạm là chịu sức ép từ cố Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh và "lãnh đạo cấp cao của Chính phủ gọi điện nhờ".Trong phần tranh luận về hành vi phạm tội của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, đại diện viện kiểm sát đánh giá vụ án này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn "tha hóa chính bị cáo; tha hóa nhiều bị cáo giữ chức vụ trong cơ quan quản lý nhà nước, từ Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng... Rõ ràng hậu quả về công tác cán bộ là cực kỳ đau xót".
Chọn nguyện vọng lớp 10 phù hợp chương trình giáo dục mới
Lê Nguyễn Hùng Cường (30 tuổi), ngụ tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, nói rằng "tết này ngưng nhậu". Hỏi lý do, Cường trả lời: "Ngày tết, nên tỉnh táo để có thể chúc những lời hay ý đẹp với người thân, họ hàng, láng giềng. Chứ khi ngà ngà men say, có thể buột miệng, rơi vào tình cảnh "rượu nói", "bia nói", chứ không phải người nói".