Phụ nữ dưới 40 tuổi cần làm gì để tránh nếp nhăn ở cổ?
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...Nắng nóng, điện quá tải, học sinh nêu cách sử dụng điện an toàn
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Giáo viên người Việt Nam Trường quốc tế AISVN chưa nhận lương, Sở GD-ĐT lên tiếng
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Động thái của 'nữ hoàng Kpop' BoA sau khi úp mở giải nghệ sớm
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc thực hiện xây dựng các công trình, công sở cơ quan Nhà nước.Đối với các dự án, công trình, trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trung tâm hội nghị cấp huyện, trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu tạm dừng việc chuẩn bị đầu tư, cho chủ trương đầu tư mới, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.Đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa khởi công xây dựng thì tạm dừng thực hiện. Các dự án khác vẫn tiếp tục đầu tư theo kế hoạch.Như vậy, theo văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì các dự án, công trình đang xây dựng dở dang như trụ sở UBND H.Hoằng Hóa, trụ sở UBND TT.Hà Trung (H.Hà Trung)… vẫn tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện để tránh lãng phí.Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng UBND H.Hoằng Hóa cho biết sau khi có văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa thì huyện này sẽ tiếp tục đầu tư, xây dựng để hoàn thành công trình trụ sở UBND huyện, khi công trình này đến nay đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng xây dựng.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kể từ ngày 7.3, thực hiện việc tạm dừng tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, xin chủ trương kiện toàn, bổ sung lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp tỉnh.Tạm dừng việc tuyển dụng, thực hiện quy trình quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức vụ lãnh đạo, quản lý và kiện toàn, bổ sung cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư cấp huyện, cấp xã cho đến khi hoàn thành tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp và các đơn vị.