Apple cải tiến ống kính camera trên iPhone 16 Pro
Từ kết quả kiểm tra, UBND tỉnh Ninh Bình đánh giá việc sử dụng tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và lễ hội.Kiều hối chuyển về TP.HCM hơn 2,8 tỉ USD trong 3 tháng qua
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống: Góc khuất vợ chồng
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tính đến nay mức độ xâm nhập mặn ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm và xấp xỉ năm 2016, năm được xem là hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL. Riêng tại tỉnh Bến Tre, trên sông Cổ Chiên, mặn đã lấn sâu hơn năm 2016. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn kéo dài đến tháng 5, phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và các đợt triều cường.
Sáng 25.2, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo, Tứ Liên và Ngọc Hồi, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng.Theo nội dung nghị quyết, 3 cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2025 - 2030.Thẩm tra nội dung trên, HĐND TP.Hà Nội cho biết, việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm áp lực giao thông, hoàn thiện mạng lưới kết nối đô thị, trong điều kiện các cầu vượt sông Hồng như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đang chịu áp lực giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm.Đối với cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu, khi xây dựng sẽ cải thiện điều kiện giao thông kết nối qua sông Hồng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực làm tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân số, giảm áp lực giao thông trong khu vực trung tâm Hà Nội.Còn việc xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường đầu cầu sẽ hoàn thiện theo quy hoạch tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố theo quy hoạch giao thông. Khi hoàn thiện cầu Ngọc Hồi và tuyến đường 3,5 tránh được tình trạng phương tiện đi về phía bắc, tây bắc phải đi qua nội thành.Theo tờ trình của UBND TP.Hà Nội, cầu Trần Hưng Đạo có chiều dài khoảng 5,6 km, điểm đầu tại khu vực đường Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (Q.Hoàn Kiếm), điểm cuối kết nối với phố Vũ Đức Thuận (Q.Long Biên).Cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng có kết cấu vòm gồm 6 nhịp, rộng 43 m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới. Đường dẫn 2 đầu cầu rộng khoảng 30 m, với tổng chiều dài khoảng 2,25 km.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo khoảng gần 16.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.Cầu Tứ Liên và đường 2 đầu cầu từ nút giao đường Nghi Tàm đến nút giao đường Trường Sa với chiều dài khoảng 5,15 km. Dự án nằm trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Long Biên và H.Đông Anh.Dự án gồm nhiều hạng mục, trong đó cầu Tứ Liên vượt sông Hồng có chiều dài 1 km, rộng 43 m; cầu vượt sông Đuống dài 0,3 km, rộng 44 m. Cạnh đó, cầu dẫn phía Q.Tây Hồ dài 1,4 km, rộng từ 27,5 - 44 m; cầu dẫn phía H.Đông Anh dài khoảng 0,4 km, rộng 35 m.Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2027.UBND TP.Hà Nội cũng trình HĐND thành phố thống nhất chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND TP.Hà Nội làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu.Tổng chiều dài cầu Ngọc Hồi (nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của Hà Nội) và đường dẫn 2 đầu cầu khoảng 7,5 km. Trong đó, chiều dài cầu chính và cầu dẫn 7,2 km, rộng 33 m; đường dẫn đầu cầu phía Hưng Yên khoảng 300 m, rộng 60 m.Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 11.800 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố và T.Ư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2030.
AFF Cup 2018: Khi các ĐTQG chịu sức ép vì đội U.23
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 8.1 tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.Với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo thường giả danh là nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống. Các đối tượng lừa đảo có thể giả mạo số điện thoại của nhân viên công ty điện lực, sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực. Điều này làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng. Tiếp đó, chúng yêu cầu thanh toán ngay lập tức qua các kênh không chính thức như Zalo hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Để gây thêm áp lực, chúng có thể đe dọa sẽ cắt điện ngay nếu không thanh toán nhanh chóng, khiến người dân hoang mang và dễ dàng thực hiện theo yêu cầu.Bên cạnh chiêu trò gọi điện trực tiếp, đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán. Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện." hoặc "Hệ thống ghi nhận hóa đơn điện của bạn chưa thanh toán. Để tránh cắt điện, vui lòng thanh toán ngay."Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào. Khi người dân nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, hoặc các thông tin cá nhân vào, kẻ lừa đảo sẽ chiếm đoạt được tiền và thông tin của họ. Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn điện,... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác. Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn. Trước tình trạng trên, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cũng đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này. Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, không được phép sử dụng lời nói bất lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.Do vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn đến từ đối tượng không rõ danh tính. Nếu nhận được yêu cầu thanh toán, hãy kiểm tra lại thông tin qua các kênh chính thức của công ty điện lực như website, tổng đài hỗ trợ khách hàng. Tuyệt đối không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc từ những website do đối tượng lạ gửi đến. Đảm bảo thanh toán qua các phương thức mà công ty điện lực công nhận như qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, hoặc thanh toán trực tiếp tại các điểm thu tiền chính thức...