25 năm Tư vấn mùa thi: Hành trình của sự bền bỉ và đổi mới
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).Chủ tịch nước Lương Cường làm việc tại Quảng Ninh
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ cùng ngày, chị T. (30 tuổi) cùng con trai tên H. (12 tuổi, ở thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) xuống khe Mục Miệu gần nhà để chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa mới.Đến chiều tối, người thân không thấy 2 mẹ con về nhà nên đi tìm thì phát hiện thấy đôi dép, rổ thóc giống trên tảng đá gần khe nước.Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tìm kiếm. Đến khoảng 19 giờ ngày 4.1.2025, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện mẹ con chị T. tử vong ở khu vực nước sâu gần đó. Hiện tại gia đình đã đưa thi thể 2 nạn nhân về nhà để lo hậu sự.
SoundMax ra mắt loa di động AT-100 thiết kế giống đồng hồ để bàn
Có thể nói, Ioniq 5 không đem đến cho người lái cảm giác như xe điện biết đua Porsche Taycan, nhưng nó đảm bảo được nhu cầu của xe đa dụng, phục vụ gia đình và cung cấp một chút thể thao. Khi xét đến phân khúc xe điện phổ thông, Ioniq 5 tỏ ra vượt trội hơn, đó là lý do vì sao xe điện đến từ Hàn Quốc có thể chiến thắng giải thưởng Xe thế giới của năm 2022 (WCOTY 2022).
Từ ngày mai (3.2, nhằm mùng 6 tết), thị trường chứng khoán sẽ giao dịch trở lại sau Tết Ất Tỵ 2025. Ngay sau kỳ nghỉ dài này, có một số doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Điều này đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ được "lì xì" ngay đầu năm.Có thể kể đến như Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt vào ngày 10.2. Tỷ lệ chi trả là 30%, tương ứng cổ đông cứ sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng. Với 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính Cảng Đình Vũ sẽ chi khoảng 120 tỉ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Trong đó, có hai cổ đông lớn là Công ty CP Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán PHP) ước tính sẽ nhận về 61,2 tỉ đồng tiền cổ tức nhờ sở hữu 20,4 triệu cổ phiếu DVP. Kế đến là Công ty CP Vật tư Nông sản sở hữu 7,48 triệu cổ phiếu, nhận về 22,44 tỉ đồng cổ tức.Tương tự, cổ đông của Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI (mã chứng khoán SFI) sẽ chốt danh sách vào ngày 4.2 để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 và tạm ứng năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Với gần 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đợt này công ty sẽ chi cổ tức gần 25 tỉ đồng.Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi (mã chứng khoán APF) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 5.2 để tạm ứng cổ tức đợt 1.2024 với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Như vậy, tổng cộng đợt này công ty sẽ chi ra gần 30 tỉ đồng chia cho cổ đông.Hay Công ty CP Môi trường Đô thị Hà Đông (mã chứng khoán MTH) cũng chốt danh sách cổ đông vào ngày 7.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của MTH chưa tới 4,8 triệu đơn vị nên số tiền chia cổ tức đợt này dưới 5 tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty CP chứng khoán TP.HCM (mã chứng khoán HCM) cũng chốt danh sách cổ đông vào này 5.2 để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Với hơn 720 triệu cổ phiếu HCM đang lưu hành, công ty chứng khoán này sẽ chi ra hơn 360 tỉ đồng cho cổ đông...
Ngũ hắc - 'thần dược' làm đẹp da, dưỡng tóc dễ tìm trong bếp nhà
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.