Béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch
Trong một chương trình, NSND Kim Xuân tiết lộ điều bà ấn tượng với NSƯT Công Ninh là sự hết lòng vì học trò và tư duy mới mẻ khi làm nghề. Bên cạnh đó, tình yêu thương của nam nghệ sĩ dành cho gia đình cũng khiến đồng nghiệp phải tâm đắc. “Tôi hay nói đùa đây là người cha già có con muộn. Công Ninh thương con kinh khủng. Dù bạn ấy ít nói nhưng khi nhắc về con, cặp mắt Công Ninh sáng lên. Điều đó chỉ có những người gần gũi mới thấy. Tôi biết Công Ninh lo lắng cho gia đình rất nhiều và tất cả những gì bạn làm chủ yếu để gia đình tốt hơn”, NSND Kim Xuân cho hay. Về phần mình, NSƯT Công Ninh nói ông và NSND Kim Xuân có dịp hợp tác trong nhiều dự án, từ sân khấu kịch đến phim ảnh. Trong quá trình đó, ông đặc biệt tâm đắc bởi sự nghiêm túc làm nghề của đồng nghiệp. “Chị ấy kỹ lưỡng từng milimet. Cho nên đạo diễn nào giao vai sẽ cảm thấy an tâm. Tôi cảm giác có lỗi khi làm việc chung vì chị ấy quá nghiêm túc và chỉn chu. Do đó lúc nào tôi cũng ráng phấn đấu, không dám hời hợt với chị ấy”, nam nghệ sĩ bày tỏ. Sau 10 năm, Minh Hằng trở lại Gala nhạc Việt bằng ca khúc Chuyện cũ bỏ qua. Nữ ca sĩ cho biết cô yêu thích tinh thần vui tươi và ca từ ý nghĩa của bài hát. Bởi, khi tết đến cô mong muốn những chuyện không vui đã xảy ra trong năm cũ đều được bỏ qua hết, để đón chờ những điều tươi đẹp trong năm mới. Minh Hằng cũng hy vọng những ai có lỗi với nhau cũng đều hoan hỉ bỏ qua cho nhau.Thể hiện một bài hát đã quá quen thuộc và từng được nhiều ca sĩ trình bày trước đó, Minh Hằng chia sẻ phiên bản của cô sẽ có một chút mới lạ bởi phần x-part được viết thêm đầy ý nghĩa. Ngoài màn trình diễn của Minh Hằng, biểu cảm của Hồ Ngọc Hà khi Trấn Thành giới thiệu về tiết mục này cũng đang được dân mạng quan tâm. Có thể nói, 2024 là một năm trở lại đầy ấn tượng của Minh Hằng sau thời gian tạm vắng bóng để chăm lo gia đình nhỏ. Nữ ca sĩ cho hay việc tham gia Chị đẹp đạp gió 2024 đã tiếp thêm cho cô nhiều động lực để tiếp tục “máu lửa” với nghề. Đó là lý do vì sao thời gian gần đây, khán giả thấy Minh Hằng hoạt động nhiều hơn ở lĩnh vực ca hát thay vì chỉ tập trung phim ảnh, quảng cáo. Vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương - Hoài Phương vừa cùng với Sân khấu nghệ thuật Trương Hùng Minh tổ chức chương trình Ngày xuân ấm áp. Trong chương trình, ngoài mang đến các tiết mục biểu diễn văn nghệ, nữ nghệ sĩ còn trao 100 phần bánh, 100 phần gạo và 100 túi nước giặt đến bà con. Việt Hương chia sẻ cô sinh ra và lớn lên tại quận 10 nên những hoạt động này là sự đồng hành với quê hương của cô. “Được hát, được diễn, được giao lưu, đồng hành với bà con là niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời của Việt Hương”, cô nói. Trong năm 2024, Việt Hương gặt hái thành công với 2 vở diễn Dâu ngọt, Mễ cốc phiêu lưu ký. Ngoài ra, những tác phẩm điện ảnh cô tham gia như Ma da và Chị dâu cũng vượt doanh thu trăm tỉ. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Việt Hương cũng tất bật với các dự án cộng đồng. Dịp tết, nữ nghệ sĩ ghé thăm và trao quà tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp cũng như khu vực chùa Long Phú (Đồng Nai).Mario Maurer - nam thần Thái Lan được khán giả biết tới qua thành công của bộ phim Tình người duyên ma hay The Love of Siam vừa có màn tái xuất với phim điện ảnh Rider: Giao hàng cho ma. Tác phẩm dự kiến khởi chiếu ngày 14.2.2025.Phim xoay quanh nhóm 3 anh chàng làm nghề vận chuyển đồ gồm Nat (Mario Maurer), Kai (Marut Chuensomboon) và Yod (Puwanet Seechompu). Bỗng một ngày, người trong mộng của Nat biến mất, anh quyết định thuyết phục hai người bạn của mình cùng đi tìm. Hành trình này mang lại nhiều tình huống hài hước cho người xem. Mario Maurer chia sẻ: “Tôi thực sự thích thú mối quan hệ giữa 3 anh chàng làm nghề giao hàng. Họ đã có rất nhiều thời gian ở bên nhau và hiểu được cuộc sống của một nhân viên giao hàng vất vả tới mức nào. Vì thế, họ đã sẵn sàng cùng nhau mạo hiểm và cùng nhau chiến đấu. Nhưng họ cũng rất sợ ma. Đó là điều tạo nên tính giải trí cho hành trình phiêu lưu của nhóm bạn này". Hãng phim Truyền hình TP.HCM ra mắt phần tiếp theo của bộ phim Hồ Chí Minh - Con đường phía trước, mang tên Khải hoàn ca giữa lòng Paris. Tác phẩm là bài ca chiến thắng trên mặt trận ngoại giao và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nước châu Âu, để Việt Nam nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.Câu chuyện về 3 thanh niên người Thụy Sĩ đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng vào ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris lần đầu tiên được kể lại chi tiết trong phim. Và đây cũng là lần duy nhất sau 55 năm mà 3 ông được tái ngộ ngay dưới Nhà thờ Đức Bà Paris sau lần hành động quả cảm ủng hộ Việt Nam.Phim có thời lượng 22 phút/tập, sẽ được phát sóng vào ngày 26 và 27.1.2025 trên HTV9.Đánh giá Vespa GTS Notte 150: Cá tính thời trang, vận hành êm ái
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Chủ tịch FPT: Chuyển đổi số đem lại hạnh phúc cho mỗi người
Người hâm mộ thường quyên góp tiền dưới danh nghĩa những người nổi tiếng để nâng cao hình ảnh của ngôi sao trước công chúng hoặc trả tiền cho các quảng cáo độc lập quảng bá các chuyến lưu diễn hoặc album mới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Gen Z đi làm, gặp đồng nghiệp lớn tuổi hơn ba, mẹ thì xưng hô thế nào?
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.