Năm 2024 sành điệu, thời thượng với tóc xoăn tự nhiên và tóc mái mềm
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.Nắng nóng, nắng nóng gay gắt, nắng nóng diện rộng là gì?
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố về quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ gia đình nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.Hà Nội, từ năm 2022 - 2024, để gia tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, thành phố đã triển khai thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, trong đó có hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo quy định của Chính phủ và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Tuy nhiên, từ 1.7.2024, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng dẫn đến mức đóng BHYT tăng lên 1,3 lần nên việc tham gia BHYT của người dân gặp khó khăn.Do đó, việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHYT cho người dân tham gia BHYT sẽ tạo điều kiện khuyến khích người dân tham gia BHYT và được quỹ BHYT chi trả khi ốm đau, từ đó giảm áp lực tài chính cho người dân..."Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho một số đối tượng từ ngân sách thành phố là phù hợp với chủ trương đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội; đồng thời giảm áp lực tài chính của một số nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia BHXH, BHYT. Từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay", ông Mến chia sẻ.Ngoài các đối tượng đang được hỗ trợ mức đóng như: người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; người khuyết tật nhẹ; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, dự thảo còn bổ sung thêm đối tượng là người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi.Theo tính toán của BHXH TP.Hà Nội, sẽ có gần 160.000 người cao tuổi thuộc diện thụ hưởng nếu chính sách được thông qua.Chính sách dự kiến áp dụng từ ngày 1.1.2026 cho khoảng 614.000 người thụ hưởng với tổng kinh phí trích từ ngân sách gần 709 tỉ đồng.Người dân khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đóng hàng tháng, cụ thể là 70% đối với người thuộc hộ nghèo, 75% với người thuộc diện cận nghèo và 20% với các nhóm khác.Các thành viên thoát nghèo, cận nghèo (tính từ thời điểm được công nhận), người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ BHYT (trừ trẻ dưới 16 tuổi) và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đóng BHYT bắt buộc và chưa có thẻ được TP.Hà Nội hỗ trợ 100% đóng BHYT trong vòng 36 tháng. Người cao tuổi từ 60 đến dưới 70 tuổi không thuộc diện tham gia bắt buộc và chưa có thẻ cũng được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đóng BHYT.Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ 70% tiền đóng BHYT, người thuộc hộ gia đình nông lâm ngư có mức sống trung bình được hỗ trợ 30%.
Futsal Uzbekistan còn ‘khủng’ hơn Thái Lan, đội tuyển Việt Nam khuất phục bằng cách nào?
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Phát hiện đột phá về tác dụng kỳ diệu của dầu cá đối với bệnh tiểu đường; Vì sao 'béo cơ' sợ hơn béo bụng?; 4 thói quen độc hại buổi sáng cần bỏ ngay lập tức...Rượu bia, căng thẳng, tiếp xúc với các chất độc hại..., khiến gan dễ bị quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng. Để bảo vệ và thanh lọc gan, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là thực vật.Khi gan suy giảm chức năng, cơ thể sẽ gặp một loạt các vấn đề như mệt mỏi, nổi mụn do tích tụ độc tố. Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, gan yếu còn góp phần gây tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ ở bụng.Nhiều loại rau củ, trái cây chứa các hợp chất tự nhiên giúp tăng cường hoạt động của gan, thúc đẩy quá trình thải độc và bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương.Trái bơ. Bơ không chỉ chứa chất béo lành mạnh mà còn rất giàu glutathione, một chất chống ô xy hóa mạnh có thể giúp gan loại bỏ độc tố. Ngoài ra, chất béo bão hòa đơn trong bơ cũng có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa mỡ bụng.Tỏi. Tỏi là thực phẩm rất tốt cho gan vì chứa 2 hợp chất quan trọng là allicin và selen. Allicin là một chất chống ô xy hóa mạnh, giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương, tăng cường chức năng thải độc và hỗ trợ hệ miễn dịch. Trong khi đó, selen là khoáng chất giúp tăng cường hoạt động của enzym giải độc trong gan, đồng thời hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.3.Mỡ có thể tích tụ trong và xung quanh cơ bắp, rất khó phát hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe so với các hình thái tích mỡ khác.Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.3.Bệnh tiểu đường với tốc độ gia tăng báo động đang trở thành mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Chính vì vậy, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp để đảo ngược bệnh.Tin vui là nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện một chất bổ sung được sử dụng rộng rãi có thể là cứu tinh cho bệnh tiểu đường.Mức đường huyết cao, nếu không được kiểm soát, có thể gây tổn thương cho tim, mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để kiểm soát lượng đường cao, nhưng một nghiên cứu đột phá đã chỉ ra rằng dầu cá có thể là phép màu kỳ diệu.Các nhà khoa học tại Đại học Cruzeiro do Sul (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột có lượng đường trong máu cao do kháng insulin - tình trạng giống với bệnh tiểu đường loại 2.Kết quả cho thấy dầu cá giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin bằng cách điều chỉnh tình trạng viêm, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.Các nhà nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Là người kinh doanh thời trang nam trên đường Lê Văn Sỹ hơn 5 năm, anh Lê Hoàng Phương (31 tuổi), cảm thấy rất bất an khi chứng kiến nhiều chủ cửa hàng lân cận trả mặt bằng.
Nhánh cây sà xuống đường gây nguy hiểm
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.