Quảng Nam: 11 thanh niên trúng nghĩa vụ quân sự dương tính Covid-19
"Tôi sẽ từ chức lãnh đạo đảng và từ chức thủ tướng sau khi đảng chọn ra nhà lãnh đạo tiếp theo thông qua một quá trình cạnh tranh toàn quốc mạnh mẽ. Đất nước này xứng đáng có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử tiếp theo", ông Trudeau nói.Quyết định từ chức của ông sẽ mở ra cuộc cạnh tranh trong đảng Tự do để chọn người kế nhiệm, đồng thời là ứng viên sẽ đối đầu với đảng Bảo thủ đối lập trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.Ông Justin Trudeau là một trong những thủ tướng nổi tiếng nhất của Canada, đã được bầu vào năm 2015 với đa số phiếu bầu áp đảo của đảng Tự do tại Quốc hội. Là một trong những nhà lãnh đạo trẻ nhất của đất nước, ông Trudeau nhanh chóng trở thành hình mẫu cho các giá trị tiến bộ của Canada trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ ông Trudeau đã giảm trong 2 năm qua, khi cử tri bất mãn trước tình hình giá nhà tăng vọt. Các cuộc thăm dò chỉ ra dù người kế nhiệm ông Trudeau trong đảng Tự do cầm quyền có là ai, đảng này cũng nhiều khả năng thất bại trước đảng Bảo thủ trong kỳ bầu cử sắp tới, do ông Pierre Poilievre dẫn đầu.Hiện nay, chính quyền của Thủ tướng Trudeau đang đối mặt với nhiều thách thức, kể cả nhân sự và việc triển khai chính sách. Gần đây, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 16.12 đột ngột từ chức chỉ vài giờ trước khi dự kiến trình bày báo cáo kinh tế mùa thu của Chính phủ. Bà Freeland nêu rõ nguyên nhân sâu xa của việc từ chức là do bất đồng quan điểm về định hướng phát triển đất nước.Dòng sản phẩm nước hoa dành cho trẻ sơ sinh, em bé và mẹ bầu
Ronaldo vừa ghi bàn thứ 921 trong sự nghiệp và góp 1 kiến tạo giúp Al Nassr thắng Al Raed tỷ số 2-1 tại vòng 18 giải Saudi Pro League ngày 31.1, để vươn lên hạng 3 với 38 điểm, tiếp tục cạnh tranh với 2 đội đầu bảng Al Hilal và Al Ittihad trong cuộc đua vô địch.Theo kênh Sky Sports (Anh): "Ronaldo nhận thấy cơ hội đua tranh ngôi vô địch của Al Nassr ở mùa giải 2024 - 2025 đang tăng lên. Với tầm ảnh hưởng của mình, danh thủ sắp bước sang tuổi 40 này, hối thúc đội bóng thuộc quyền sở hữu của Quỹ đầu tư công Ả Rập Xê Út cần tăng cường lực lượng để đủ sức cạnh tranh ngôi vương giải VĐQG nước này. Đây là lý do tại sao họ đang nhắm đến những cầu thủ hàng đầu như Jhon Duran và Mitoma".Jhon Duran đã chính thức gia nhập Al Nassr từ CLB Aston Villa ở giải Ngoại hạng Anh với mức phí 77 triệu euro cùng với các khoản phụ phí khác. Cầu thủ 21 tuổi người Colombia này đã hoàn tất thủ tục kiểm tra y tế tại London (Anh), và sẽ bay tới Ả Rập Xê Út trong ngày 31.1 để ra mắt và chính thức ký bản hợp đồng có thời hạn 5 năm rưỡi.Sau thương vụ Jhon Duran, với Ronaldo đứng sau, Al Nassr đã gửi tiếp một đề nghị chính thức đến CLB Brighton để chiêu mộ ngôi sao số 1 người Nhật Bản, cầu thủ chạy cánh xuất sắc Kaoru Mitoma với mức phí ban đầu là 65 triệu euro, theo kênh Sky Sports và tờ The Athletic."Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Brighton bác bỏ. Đội bóng nước Anh khẳng định Mitoma không phải để bán. Kỳ chuyển nhượng mùa đông ở giải Saudi Pro League sẽ kết thúc vào ngày 1.2. Do đó, nếu Al Nassr với sự hối thúc từ Ronaldo hiện nay muốn có bằng được Mitoma, họ phải nâng giá trị thương vụ mới có thể thuyết phục Brighton. Kênh Sky (Ý) tiết lộ, Al Nassr đã đưa đề nghị mới mua Mitoma lên mức 85 triệu euro. Đây là mức giá cực khủng có thể thuyết phục Brighton. Vấn đề bây giờ sẽ tùy thuộc vào quyết định của cầu thủ người Nhật Bản", kênh Sky Sports thông tin.Mitoma, hiện 27 tuổi, còn hợp đồng với Brighton đến tháng 6.2027. Cầu thủ này được định giá chuyển nhượng 45 triệu euro, theo trang Transfermarkt. Nhưng khả năng sẽ được tăng giá hơn gấp đôi nếu đồng ý gia nhập Al Nassr cùng danh thủ Ronaldo.Mitoma được Brighton chiêu mộ từ CLB Kawasaki Frontale năm 2021 với mức phí chỉ có 1,8 triệu euro, sau đó anh được cho CLB ở Bỉ là Union Saint-Gilloise mượn 1 mùa. Tháng 8.2022, Mitoma mới đến thi đấu cho Brighton. Kể từ đó, anh đã có 92 lần ra sân trên mọi đấu trường, ghi được 18 bàn thắng. Mùa này, Mitoma thi đấu trong tất cả 23 trận tại giải Ngoại hạng Anh cho Brighton, ghi được 5 bàn và có 3 kiến tạo thành bàn.
Xe khách xem thường luật, dừng đón khách trên cao tốc suýt gây tai nạn
"Lực lượng tên lửa và máy bay không người lái Yemen đã thực hiện một hoạt động quân sự chung, tấn công tàu sân bay USS Harry S.Truman ở phía bắc biển Đỏ bằng hai tên lửa hành trình và bốn máy bay không người lái", phát ngôn viên Yahya Saree của Houthi ở Yemen tuyên bố, theo Hãng tin TASS hôm nay 7.1 dẫn lại thông tin từ kênh truyền hình Al Masirah thuộc lực lượng này.Cũng theo ông Saree, cuộc tấn công của Houthi diễn ra khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã chuẩn bị tấn công vùng lãnh thổ Yemen do Houthi kiểm soát. "Chiến dịch này đã giúp phá vỡ cuộc tấn công", ông Saree khẳng định.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của quân đội Mỹ đối với tuyên bố trên của Houthi.Sau khi xung đột Hamas-Israel leo thang ở Dải Gaza vào tháng 10.2024, Houthi cảnh báo rằng họ sẽ tấn công lãnh thổ Israel và những tàu liên quan Israel đi qua biển Đỏ cũng như eo biển Bab el-Mandeb cho đến khi Tel Aviv ngừng hoạt động quân sự chống lại Hamas ở Gaza. Kể từ tháng 11.2024, Houthi đã tấn công hàng chục tàu dân sự ở biển Đỏ và vịnh Aden, theo TASS.Đáp lại, Mỹ và các đồng minh đã phát động một chiến dịch nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và sự an toàn của giao thông hàng hải ở biển Đỏ. Sau đó, các lực lượng của Mỹ và Anh bắt đầu tiến hành cuộc tấn công chung vào những vị trí do Houthi kiểm soát ở một số thành phố của Yemen, sử dụng máy bay, tàu chiến và tàu ngầm nhắm vào các địa điểm tên lửa, máy bay không người lái và hệ thống định vị vô tuyến của Houthi.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Mang vỏ chai nhựa đi... may quần áo, một công đôi tiện ích
AFP hôm nay 16.3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết ngoại trưởng hai nước đã thảo luận về giai đoạn kế tiếp của tiến trình đàm phán Ukraine. Tuy nhiên, thông báo không đề cập chi tiết về nội dung cuộc trao đổi Mỹ-Nga.Bất chấp căng thẳng gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, chính quyền Kyiv đồng ý về nguyên tắc của đề xuất ngừng bắn trong vòng 30 ngày nếu Nga ngừng tấn công miền đông Ukraine.Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ủng hộ chấm dứt xung đột nhưng cần thảo luận thêm với Mỹ và có những điều kiện cụ thể.Hai nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ-Nga cũng nhất trí tiếp tục làm việc tiến tới nối lại liên lạc giữa hai nước, vốn gián đoạn dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden.Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ không cung cấp chi tiết về thời điểm sẽ diễn ra vòng đối thoại kế tiếp giữa Mỹ-Nga vốn do Ả Rập Xê Út chủ trì từ tháng 2.Tổng thống Trump cũng chỉ trích việc một số nhà báo tìm cách làm mất uy tín những nỗ lực của chính quyền ông nhằm thiết lập liên lạc với phía Nga.Nhà lãnh đạo Mỹ đề cập thông tin không được kiểm chứng được một số hãng đưa tin, theo đó cho rằng Đặc phái viên Mỹ Steven Witkoff phải chờ 9 giờ trước khi được gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow đêm 13.3.Ông Trump bác bỏ thông tin trên, cho biết Đặc phái viên Witkoff đã có nhiều cuộc gặp ở Moscow và tất cả đều sắp xếp nhanh chóng, đạt năng suất cao.Cũng trong cuộc điện đàm hôm 15.3, ông Rubio đã thông báo với ông Lavrov về chiến dịch quân sự Mỹ vừa khởi động ở Trung Đông, theo Reuters.Đợt tấn công đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng hôm 15.3, theo thông tin cập nhật mới nhất từ lực lượng này.