Đột Kích Việt Nam kỷ niệm cột mốc 3 năm
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.Anh hùng Điện Biên Phủ: Ngày chiến thắng
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
An toàn khi chạy bộ: Những sự cố đau lòng
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Theo Yonhap, cảnh sát Hàn Quốc ngày 6.1 bắt đầu cuộc điều tra cách đây một tuần sau khi một viên chức Bộ Tư pháp nước này nhận được email do một người tự xưng là luật sư người Nhật gửi. Email trên được gửi sau vụ chiếc Boeing 737-800 của Jeju Air gặp tai nạn tại sân bay quốc tế Muan, tỉnh Jeolla Nam (miền nam Hàn Quốc) hôm 29.12.Nội dung email này cũng chứa lời đe dọa sẽ kích đánh bom lớn ở một số khu vực trung tâm đô thị của Hàn Quốc. "Chúng tôi có kế hoạch yêu cầu cảnh sát Nhật Bản hợp tác thông qua Interpol và theo đuổi hợp tác tư pháp hình sự quốc tế thông qua các kênh ngoại giao", một quan chức của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc (KNPA) cho biết.KNPA nghi ngờ mối đe dọa qua email mới nhất này có thể được thực hiện bởi cùng một thủ phạm từng đã gửi bưu kiện tương tự tới các tổ chức Hàn Quốc hồi tháng 8.2003. KNPA cho hay họ cũng đang điều tra 126 bình luận ác ý trực tuyến về các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air và gia đình họ. Trước đó, các nhà điều tra Hàn Quốc đưa ra giả thuyết ban đầu là máy bay tông phải chim và bị hỏng động cơ cung cấp năng lượng cho càng đáp, khiến bộ phận này không thể bung ra và máy bay phải tiếp đất bằng bụng. Sau khi trượt bụng ở tốc độ cao, máy bay tông vào mô đất ở cuối đường băng và tường rào sân bay kế đó, nổ tung. Trong ngày 6.1, Chính phủ Hàn Quốc thông báo hoàn tất việc bàn giao toàn bộ 179 thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air cho gia đình và người thân của họ. Quyền Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Ko Ki-dong cho biết các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn đã ở giai đoạn cuối.Ông Ko nói thêm rằng chính phủ sẽ "tiếp tục hỗ trợ sau tang lễ". Chính phủ Hàn Quốc tiến hành kiểm tra an toàn tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 do 6 hãng hàng không trong nước khai thác sau vụ tai nạn máy bay của Jeju Air.
Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống: Những giấc mơ trong căn nhà đầy gió
Là khách "ruột" của metro suốt mấy ngày nay, Nguyễn Tường Vy, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, bấm "like" với phương tiện giao thông công cộng an toàn. Theo Vy, metro có nội thất thông thoáng, đầy đủ tiện nghi. Không gian trên toa tàu và các nhà ga được giữ gìn sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái cho hành khách. Tuy nhiên, điều Vy còn lấn cấn là chuyện ăn uống trên metro. Dù đã được nhắc nhở nhưng có người vẫn quên. Họ vô tư ăn uống mà không để ý đến người khác."Trong quy định cấm khi đi metro ghi rõ: Không ăn, uống, hút thuốc (bao gồm thuốc lá điện tử) trong buồng thang máy hoặc tại các khu vực đã soát vé, ke ga và trên tàu. Thế nhưng, mình vẫn thấy có trường hợp khách lén ăn khi tàu đang di chuyển. Khi ở nhà ga, nhân viên liên tục nhắc nhở. Còn ở trên tàu, việc giám sát trở nên khó khăn hơn. Một số hành khách lợi dụng lúc nhân viên không có mặt để lén lút ăn uống, thậm chí bỏ rác lại trên tàu. Hành động này không đẹp mắt chút nào", Vy nói.Trong chuyến tàu đêm từ ga Bến Thành về TP.Thủ Đức (TP.HCM), người viết bắt gặp một phụ nữ thản nhiên ngồi ăn bắp, vô tư để những hạt rơi vãi khắp sàn, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung. Dù toa tàu khá đông, nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Chỉ khi một nhân viên bảo vệ bước vào và phát hiện, người này mới bị nhắc nhở. Cô vội cất bịch bắp vào giỏ của mình.Trong khi đó, ở trong các diễn đàn về metro, nhiều thành viên cũng thảo luận về việc ăn uống trên tàu. Một người dùng ẩn danh chụp lại cảnh tượng 3 bạn trẻ đang cầm trên tay bịch bánh tráng. Ở dưới phần bình luận, người này còn chụp được cảnh một bạn nữ đang gắp quả trứng trên tay khiến nhiều người giật mình. Không chỉ vậy, có người còn quay được cảnh sau khi mọi người rời khỏi tàu, những chai nhựa nằm lăn lóc trên ghế, trên sàn. Những hình ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý, nhận được hàng trăm bình luận chỉ trích hành vi thiếu ý thức của một bộ phận hành khách.Bùi Thị Bích Trâm (26 tuổi), làm việc ở 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chia sẻ: "Metro sạch đẹp như vậy mà có người vẫn vô tư xả rác. Nếu ai cũng hành xử như thế, chẳng mấy chốc metro sẽ mất đi sự văn minh và sạch sẽ".Huỳnh Ngọc Thảo (30 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho rằng ở nước ngoài, hành vi "kém duyên" này sẽ bị người dân địa phương phản ứng rất mạnh. "Lần đầu đi metro ở Đài Loan, mình không biết quy định nên vô tình uống nước trên tàu. Ngay lập tức, một người dân lớn tiếng nhắc nhở và chỉ vào bảng cấm ăn uống bằng tiếng Anh cùng mức phạt được dán trên tường. Từ đó, mình vừa sợ, vừa ấn tượng sâu sắc với ý thức và quy định rõ ràng ở đây".Theo Thảo, việc áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc là điều cần thiết để tạo thói quen tốt cho người dân khi sử dụng metro. Cô gái này cho rằng TP.HCM có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng. Bên cạnh đó, có thể thêm biển cảnh báo dễ nhìn hơn ở trên metro và bổ sung thêm nhân viên kiểm tra trên các chuyến tàu đông người.Còn Bích Trâm cho rằng ý thức của mỗi người đóng vai trò quan trọng giúp metro trở thành phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện với cộng đồng. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp bảo vệ không gian chung mà còn tạo nên hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông của TP.HCM. "Mình hy vọng mỗi hành khách sẽ tự giác hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và tôn trọng quy định khi sử dụng metro", Trâm nói.