Hội đồng Đội Trung ương kỷ niệm 65 năm Phong trào Kế hoạch nhỏ
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Lên mạng xã hội Facebook ‘nói bậy’, bị phạt 7,5 triệu đồng
Lễ hội khai bút xuân Giáp Thìn và Hội thi viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ năm 2024 diễn ra từ ngày 17.2 đến hết ngày 24.2.
Đế chế đồ chơi 'blind box' nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ 25.1 - 2.2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, khiến 209 người chết và 373 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nam Định khiến 7 người chết và 2 người bị thương.So với cùng kỳ năm ngoái giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.Trong đó, đường bộ xảy ra 442 vụ, làm 207 người chết và 372 người bị thương. Đường sắt xảy ra 2 vụ, làm 1 người chết, 1 người bị thương và đường thủy xảy ra 1 vụ, làm 1 người chết.Trong 9 ngày nghỉ, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm; tước quyền sử dụng 2.985 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 7.035 trường hợp; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô.Trong số vi phạm, có 17.149 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 13.296 trường hợp vi phạm tốc độ, 88 trường hợp vi phạm về ma túy…Theo Cục CSGT, trong 9 ngày nghỉ, tình hình trật tự an toàn giao thông cả nước cơ bản được đảm bảo. Lưu lượng phương tiện tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ tết dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Hà Nội, TP.HCM và các tuyến cao tốc, cầu Rạch Miễu (nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre). Lực lượng CSGT công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án của Cục CSGT nên tình hình ùn ứ giao thông trên các tuyến được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại ổn định, bình thường. Cụ thể, tại Hà Nội và các địa phương giáp ranh, từ ngày 24.1 - 25.1, lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến, nhiều tuyến đường xuất hiện tình trạng ùn tắc do quá tải phương tiện di chuyển từ Hà Nội đi các tỉnh thành, trọng tâm là Vành đai 3, Vành đai 2 và một số tuyến trục chính xuyên tâm thành phố dẫn ra cửa ngõ nhập vào các tuyến cao tốc, quốc lộ. Hướng từ nội thành đi các tỉnh phía nam qua QL1A và cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, lưu lượng phương tiện tăng đột biến; từ tuyến QL5, Cổ Linh, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, đê Nguyễn Khoái, Vành đai 2 lưu lượng đông, các phương tiện di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc.Từ ngày 30.1 - 1.2, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trong nội thành Hà Nội tăng nhiều so với những ngày trước do người dân đi chơi tết và đi lễ chùa nhân dịp năm mới, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc.Chiều 1.2 (tức mùng 4 tết), đông đảo người dân trở lại Hà Nội sớm dẫn đến lưu lượng phương tiện tăng cao tại cửa ngõ phía nam Hà Nội.Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng và đầu giờ chiều ngày nghỉ cuối cùng (ngày 2.2), tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến QL1A, Vành đai 3 lượng phương tiện vẫn đông và xảy ra ùn tắc ở một số đoạn, nhưng giao thông di chuyển vẫn rất thuận lợi.
Lật tẩy 'Viện thẩm mỹ quốc tế Pfizer' khiến khách hàng tiền mất tật mang: Sẹo càng rõ hơn sau khi điều trị
Trong 2 ngày 8 và 9.3, tại khu phố du lịch An Thượng – còn gọi là phố Tây (đường Hoàng Kế Viêm - Trần Bạch Đằng, P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội Carnaval năm 2025 với chủ đề "Vũ hội và ẩm thực".Đây là lễ hội thường niên ở phố Tây, nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch tại biển Đà Nẵng, phục vụ đông đảo du khách sinh sống, lưu trú.Năm nay, lễ hội kết hợp chủ đề chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025), với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, làm sôi động các tuyến phố đi bộ.Carnaval Festival 2025 kết hợp phong phú những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, với những phần trình diễn âm nhạc và nghệ thuật sôi động, giao lưu dân vũ giữa các câu lạc bộ, hóa trang, biểu diễn áo dài.Người dân, du khách còn tham gia các hoạt động như trải nghiệm khu vực thực tế ảo về lịch sử, làm khăn lụa. Đặc biệt là phần biểu diễn trang phục truyền thống các dân tộc trên thế giới do cộng đồng người nước ngoài tại khu phố Tây thực hiện đã mang lại sự đa dạng trong giao lưu văn hóa.Lễ hội tạo không khí vui nhộn khi kết nối giữa người dân và du khách, cộng đồng người Việt và du khách nước ngoài giao lưu, tìm hiểu hơn về truyền thống văn hóa của các quốc gia trên thế giới.Khu vực phố du lịch An Thượng và bãi biển Mỹ An được UBND TP.Đà Nẵng, Q.Ngũ Hành Sơn và Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đầu tư thành sản phẩm du lịch đặc biệt, xuất phát từ thực tế tại đây tập trung nhiều du khách, người nước ngoài sinh sống, hình thành cộng đồng khu phố Tây.Thời gian qua, khu phố du lịch An Thượng được nâng cấp hạ tầng, lát đá toàn bộ tuyến phố đi bộ, hệ thống chiếu sáng, wifi miễn phí; tổ chức các lễ hội, sự kiện, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm của du khách vào ban đêm.Lễ hội Carẩnval 2025 góp thêm sản phẩm du lịch, cụ thể hóa định hướng đề án phát triển kinh tế đêm của TP.Đà Nẵng.Theo ông Huỳnh Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ An, lễ hội Carnaval lấy cảm hứng từ di sản các lễ hội có nguồn gốc thời La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, phù hợp tổ chức tại khu phố Tây An Thượng, nơi đã có sẵn tiền đề để phát triển giao thoa văn hóa, đa dạng toàn cầu.