VNPT được Bình chọn nhà mạng yêu thích nhất tại Vietnam Game Awards 2024
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự suy giảm testosterone này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm testosterone ở nam giới.Testosterone thấp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ thừa quanh bụng. Tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể quá nhiều sẽ ức chế khả năng tiết testosterone, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Không những vậy, các tế bào mỡ có thể chuyển đổi testosterone thành estrogen, khiến mức testosterone càng giảm nhiều hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Để ứng phó, nam giới cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các loại thực phẩm chất lượng như rau lá xanh, protein nạc, các loại hạt cùng các thực phẩm giàu kẽm, vitamin D. Bên cạnh đó, các món nhiều đường và thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng cần phải hạn chế. Nâng tạ sẽ giúp tăng cơ, đốt mỡ và tăng testosterone.Nồng độ testosterone thấp khiến nam giới cảm thấy mệt mỏi, mức năng lượng thấp. Tình trạng này vẫn xảy ra ngay cả khi họ ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do mức testosterone chịu trách nhiệm điều chỉnh mức năng lượng của cơ thể.Để xử lý, nam giới cần ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/đêm. Giảm căng thẳng vì căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tạo hoóc môn cortisol. Cortisol quá cao sẽ ức chế testosterone.Testosterone thấp sẽ tác động trực tiếp đến giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân có thể do suy tinh hoàn, lão hóa, mất cân bằng nội tiết ở tuyến yên hay vùng dưới đồi.Cách khắc phục là cần tập thể dục thường xuyên vì tập luyện sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tình dục. Nếu nguyên nhân giảm ham muốn có liên quan đến mất cân bằng nội tiết hay tiểu đường, suy giáp, cường giáp, xơ vữa động mạch, trầm cảm, lo âu thì cần sớm đến bác sĩ khám.Testosterone là loại hoóc môn rất cần thiết để phát triển cơ bắp. Vì vậy, mức testosterone thấp sẽ dẫn đến mất khối lượng cơ, khiến nhiều hoạt động thể chất trở nên khó hơn. Đặc biệt, những người có mức testosterone thấp sẽ khó tăng cơ khi tập gym. Ngoài đi bác sĩ khám, họ cần tăng cường các bài sức mạnh, nạp đủ protein, ngủ đủ giấc và tránh lối sống ít vận động, theo Healthline.Mẹ Phạm Phước Hưng: ‘Con được huy chương bạc tôi cũng sướng’
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
Úc - Việt Nam hợp tác khai khoáng bền vững
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.
Tròn 2 năm công tác ở VietJet Air, Nguyễn Trọng Nhân từ bỏ công việc mơ ước của bao nhiêu bạn trẻ mới ra trường để nuôi dưỡng đam mê thể hình.
Đòn gió của Ả Rập Xê Út
Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.Trong 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng để triển khai dự án, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện. Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.Trong đó, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026.Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỉ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.Theo Bộ GTVT, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ. Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.