Không thua kém bóng đá, eSports đang bùng nổ thành nền kinh tế tỉ đô
V-League 2024 - 2025 đã trải qua 11 vòng đấu, gần một nửa chặng đường của mùa giải (tổng cộng 26 vòng). Trong đó, CLB Hà Tĩnh khép lại năm 2024 âm lịch với thành tích khá ấn tượng, đó là bất bại. Đoàn quân do HLV Nguyễn Thành Công dẫn dắt là đội bóng duy nhất ở V-League làm được điều này, khi giành 3 chiến thắng và có đến 8 trận hòa. Đáng chú ý, ngay cả đội đang đứng đầu bảng là CLB Thanh Hóa đã 1 lần nếm mùi thất bại, còn đương kim vô địch Nam Định (đứng nhì trên bảng xếp hạng) với lực lượng hùng mạnh cũng đã 3 lần thua trận.Thành tích 11 trận bất bại của CLB Hà Tĩnh mùa 2024 - 2025 đã san bằng kỷ lục do CLB Hà Nội (mùa 2018) và CLB Hải Phòng (mùa 2023 - 2024) tạo ra ở đấu trường vô địch quốc gia Việt Nam. Thú vị hơn, đoàn quân của HLV Nguyễn Thành Công còn lọt vào tốp những đội bóng chưa biết mùi thua trận, tính trên toàn thế giới. Thống kê này xuất hiện những cái tên nổi tiếng như PSG (Pháp) và Galatasaray (Thổ Nhĩ Kỳ), Dynamo Kyiv (Ukraine), hay thuộc khu vực Đông Nam Á như Johor Darul Ta'zim (Malaysia), Shan United (Myanmar), Phnom Penh Crown (Campuchia).Mặc dù có số trận hòa vượt trội so với trận thắng (8 hòa, 3 thắng), nhưng rõ ràng đây là thành tích rất đáng khen ngợi của đội bóng núi hồng.Còn nhớ ở mùa 2023 - 2024, CLB Hà Tĩnh đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng ở giai đoạn giải đấu đang về đích. Nhiều cầu thủ (trong đó có trụ cột) phải đứng trước vành móng ngựa vì vi phạm pháp luật. Tiếp đó, đội bóng của HLV Nguyễn Thành Công còn phải đối mặt với lằn ranh giữa V-League và giải hạng nhất, nhưng thoát hiểm nhờ thắng được trận đấu play-off "sinh tử".Việc chật vật trụ hạng mùa trước khiến CLB Hà Tĩnh khởi đầu mùa giải 2024 - 2025 với nhiều hoài nghi. Nhưng đến thời điểm này của V-League, đội bóng núi hồng đã chứng tỏ được bản lĩnh, khi đứng ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng với 17 điểm.Như đã nói, CLB Hà Tĩnh không phải là đội bóng giàu tiềm lực ở V-League. Về tài chính, họ chỉ ở mức khá hơn so với mùa giải trước. Tuy nhiên, chìa khóa cho thành công của CLB Hà Tĩnh nằm ở chính người HLV cùng tên - ông Nguyễn Thành Công.HLV Thành Công khi có thời gian chuẩn bị chu đáo đã cho thấy được tài "liệu cơm gắp mắm" của mình, từ khâu tuyển chọn nhân sự, cho đến đấu pháp ở mỗi trận đấu khác nhau. CLB Hà Tĩnh trong tay HLV Thành Công trở thành tập thể rất khó bị đánh bại, hay nói đúng hơn là không thể bị đánh bại (tính đến lúc này).Những cầu thủ tưởng chừng như đã "qua thời" như Lương Xuân Trường, và đặc biệt là cựu tuyển thủ Nguyễn Trọng Hoàng (sinh năm 1989) khi cập bến CLB Hà Tĩnh lại bất ngờ "hồi sinh". Dù không phải xuất sắc theo kiểu "gánh đội", nhưng Xuân Trường và Trọng Hoàng vẫn có những đóng góp lớn trong lối chơi chung của đội bóng núi hồng. Bên cạnh đó, sự hòa nhập và thích nghi nhanh của những ngoại binh như Geovane Magno, Mbo Noel cũng khiến đại diện miền Trung trở nên đáng gờm hơn.Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, CLB Hà Tĩnh sẽ đối mặt với khó khăn. Khi giải đấu có thời gian nghỉ, "bài vở" mà HLV Nguyễn Thành Công sử dụng trong thời gian qua chắc chắn sẽ bị các đội nghiên cứu, đồng thời đưa ra phương án khắc chế. Đây chính là lúc mà tập thể đội Hà Tĩnh, đặc biệt là HLV Nguyễn Thành Công cần phải chứng tỏ bản lĩnh thực sự của mình.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnĐế chế đồ chơi 'blind box' nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills
Buổi triển lãm và ra mắt sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ (Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành) của nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Á có sự góp mặt của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM... cùng đông đảo khách mời và bạn đọc. Đặc biệt, 6 người dân của Làng Nủ, gồm ông Hoàng Văn Diệp (trưởng thôn), ông Sầm Văn Bóng, bà Hoàng Thị Bóng, bà Nguyễn Thị Kim, bà Hoàng Thị Thanh cùng bé Hoàng Ngọc Lan cũng tham dự chương trình và giao lưu cùng mọi người. Tập sách ảnh Vươn lên thôn Làng Nủ được cấu trúc thành 5 phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng; Mùa xuân đầu tiên. Qua những hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ của NSNA Nguyễn Á, Làng Nủ hiện lên như một câu chuyện cổ tích có hậu. Sau những đau thương, mất mát, Làng Nủ đã hồi sinh và bắt đầu đón mùa xuân đầu tiên ở khu tái định cư.Tham dự tại buổi triển lãm, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ xúc động khi được gặp một số người dân của thôn Làng Nủ. Bà gửi lời chia sẻ và động viên trước những mất mát của người dân nơi đây. "Thiên tai là điều không ai muốn, dù vậy, mong bà con cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên để xây dựng quê hương Làng Nủ trong đau thương trở thành một Làng Nủ ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. Tôi tin bà con sẽ làm được điều đó", bà nhắn gửi.Với những người dân thôn Làng Nủ ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, ký ức về trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024 vẫn luôn ám ảnh họ. Nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, khiến bà Hoàng Thị Bóng, bà Hoàng Thị Thanh nhiều lần không kiềm được xúc động, rơi nước mắt khi kể lại. Dẫu vậy, họ luôn động viên nhau phải cố gắng bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương.Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ chia sẻ: "Chúng tôi rất xúc động khi có mặt ở đây, nhìn thấy những bức ảnh mà anh Nguyễn Á chụp lại được tại thôn Làng Nủ sau khi xảy ra thiên tai. Thời gian qua, bà con thôn Làng Nủ được sự quan tâm, yêu thương của Đảng, Nhà nước cũng như người dân trên khắp cả nước giúp đỡ. Hiện nay, bà con đã hồi sinh, dần trở lại cuộc sống".Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, đây có lẽ là buổi triển lãm và ra mắt sách ý nghĩa nhất của anh. Để có thể hoàn thành tập sách này, Nguyễn Á đã đến Làng Nủ 11 lần, trực tiếp ghi lại những ngày quân và dân cùng nhau khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi cũng như cùng ăn, ở với người dân. Dịp Tết Nguyên đán 2025, anh cũng ở lại Làng Nủ để cùng người dân đón tết đầu tiên trên vùng đất mới sau bao nỗi đau. "Đến Làng Nủ, tôi đã tận mắt nhìn thấy những mất mát, đau thương tột cùng, cũng như cảm nhận sự ấm áp của tình yêu thương, tôi thêm thấu hiểu về cái gọi là 'sự sống nảy sinh từ cái chết'. Nên lần này, Vươn lên thôn Làng Nủ là cuốn sách thứ 21 của tôi, cùng với 3 cuộc triển lãm sắp tới tại TP.HCM, Hà Nội và tại Làng Nủ là cơ hội để tôi gửi đến mọi người thông điệp: 'Hãy cùng nhau trao yêu thương và hy vọng. Mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua, cùng chung tay để cuộc sống thêm tốt đẹp'. Hy vọng mong muốn này được lan tỏa đến nhiều trái tim để chúng ta có thể đồng hành cùng thực hiện những việc làm thật ý nghĩa, giúp bà con Làng Nủ vượt qua giai đoạn khó khăn", anh chia sẻ.
Anh Lương Văn Huy tái đắc cử Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên TP.Bắc Giang
Trưa 24.1, đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (thuộc Cục CSGT) vừa bàn giao hồ sơ liên quan đến vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc sang cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.Trước đó, trưa 22.1 mạng xã hội xuất hiện thông tin ô tô con mang biển số 30L - 561.XX có hành vi tạt đầu, lạng lách, chèn ép nhiều lần trước đầu xe khách mang biển số 24H - 022.XX với quãng đường gần 1 km trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa bàn H.Sóc Sơn (Hà Nội).Đáng chú ý, làn đường xảy ra sự việc cho phép chạy tối đa 100 km/h nên hành động của lái xe con là rất nguy hiểm.Ngày 23.1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 đã mời 2 lái xe lên làm việc. Trong đó lái xe khách là ông N.V.K (43 tuổi, trú H.Bảo Thắng, Lào Cai) và lái xe con là anh N.H.T (24 tuổi, trú H.Yên Sơn, Tuyên Quang).Tại trụ sở công an, lái xe khách cho biết trước đó không quen biết và không có mâu thuẫn với tài xế ô tô con. Thời điểm xảy ra sự việc trên xe khách này có 33 hành khách. Sự việc xảy ra khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.Trong khi đó, tài xế xe con trình bày trong quá trình đi trên đường cao tốc, xe khách vượt lên và va chạm vào gương xe của mình nhưng lái xe khách không dừng lại mà vẫn tiếp tục di chuyển. Do bức xúc, anh T. đã vượt lên, tạt đầu xe khách nhiều lần trên đoạn đường gần 1 km để yêu cầu ô tô này dừng lại. Đỉnh điểm, anh T. đã lái ô tô con chặn đầu xe khách giữa đường cao tốc.
Lê Nguyễn Thùy Dương, thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm học 2024-2025, cho biết, niềm đam mê trong học tập của em một phần được bồi đắp từ văn chương, nhưng phần lớn được nuôi dưỡng bởi những người thân trong gia đình và các thầy cô giàu tâm huyết mà em từng gặp. "Ngay từ nhỏ ba mẹ em đã hướng cho em và chị gái song sinh của em là Lê Nguyễn Ánh Dương (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM), đạt giải ba môn văn quốc gia năm nay, rằng giáo dục là con đường dẫn con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn và nuôi dưỡng niềm tin đó trong lòng em từ thời thơ ấu. Trong một số tác phẩm văn chương, các nhân vật nữ mà em yêu thích cũng có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có liên quan mật thiết đến quyền và vị thế của phụ nữ. Sức sống của các nhân vật đó và hy vọng của gia đình em mang lại cho chúng em khát vọng và niềm say mê với việc học", Thùy Dương chia sẻ."Vậy nên em nghĩ rằng để học tốt môn ngữ văn, điều quan trọng nhất là trân trọng những trải nghiệm của mình - trong văn chương và trong cuộc sống và truyền tải chúng một cách chân thành, phù hợp trong bài làm của mình. Đây cũng là điều các giáo viên hướng dẫn lưu ý với em và các bạn trong suốt quá trình học tập'', Thùy Dương nói thêm. Thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất với em trên hành trình đọc và học văn, có lẽ chính là những giờ ngủ trưa hồi tiểu học. Dương cho biết, em không có thói quen ngủ trưa vì đã ngủ đủ vào buổi tối rồi. Nằm yên không biết làm gì, em mượn những quyển sách từ thư viện nhỏ trong lớp để đọc. "Những tuyển tập truyện cổ tích do thầy Nguyễn Ngọc Ký sưu tầm và viết lại, những trang thơ cũ của nhà thơ Trần Đăng Khoa… đó là những "giấc mơ trưa" của em, là khoảnh khắc chính thức đánh dấu sự tìm đến văn chương của em. Lúc đó em không tìm đến văn chương vì một mục đích cụ thể nào như để học giỏi văn, để tiếp thu kiến thức… em chỉ đến vì một hứng thú vô tư. Có lẽ văn chương sẽ đồng hành lâu với độc giả khi chúng ta xây dựng một mối liên kết hồn nhiên với nó", nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong kể lại.Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nàoThực tế cho thấy, học sinh hiện nay bị tác động nhiều bởi các thiết bị công nghệ, có phần xa rời với việc đọc sách. Dẫn đến sợ, ngại môn văn, không có vốn từ, cảm xúc để viết. Thế nên Thùy Dương chia sẻ với các bạn cách học văn một cách nhẹ nhàng nhất. Theo Dương, hãy bắt đầu từ những điều mình yêu thích trong văn học như các thể loại hay nội dung mà mình yêu thích. Nội dung của văn học thể hiện tất cả các phương diện đời sống. Do đó, ta có thể bắt đầu tự mình tìm đọc những tác phẩm nói về lĩnh vực, đề tài mình yêu thích.Vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong văn học vào đời sống hàng ngày; từ việc đọc các văn bản thông tin thông thường đến các bài luận xin học bổng... Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt trọng tâm vào tính ứng dụng của văn học, đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn trẻ tiếp thu văn học tốt hơn.Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ là xu thế phát triển của thời đại, nên ta phải tận dụng nó để phục vụ cho việc học văn, thậm chí làm cho việc học văn trở nên thú vị, sinh động hơn. AI có thể là một trợ lý ảo hay một nơi cung cấp những ý kiến khác để ta tham khảo, xem xét, chắt lọc, từ đó có sự soi chiếu đa dạng vào những văn bản đã học. AI cũng có thể vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm, sơ đồ hóa nội dung bài học... làm cho môn văn trở nên thú vị hơn rất nhiều.Theo Thùy Dương, việc đọc sách không chỉ giúp ta rèn luyện khả năng đọc hiểu, tăng vốn từ, mà còn giúp ta tích lũy kiến thức về mọi mặt của đời sống. Quan trọng hơn, việc đọc và suy ngẫm về điều viết trong sách sẽ mang đến cho ta một sự trải nghiệm gián tiếp mà qua đó sẽ giúp mỗi người trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. ''Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nào'', thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhận xét.''Đối với sách chuyên ngành, nên chọn và tìm hiểu về các tác giả cơ bản, phải đọc trước; sau đó đọc sâu rộng hơn theo mục tiêu học tập cũng như sở thích của bản thân. Còn sách thường thức, ta nên tìm nguồn sách trước hết từ sự giới thiệu của các nhà chuyên môn, các giải thưởng hay các bảng xếp hạng uy tín. Vì những căn cứ đó đã giúp sàng lọc trước, chọn trước cho mình những tác phẩm được xem là có giá trị'', Thùy Dương phân tích thêm.Là một giáo viên, với tôi hạnh phúc nhất là khi được chúc mừng học sinh của mình thành công, đây là niềm vui thật lớn, vỡ òa hạnh phúc. Chúng tôi đã từng có học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên có kết quả tuyệt vời, thủ khoa môn văn quốc gia, lại là học sinh lớp 11 CV1.Từ khi các em bước vào ngôi trường mơ ước của mình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh lớp 10 chuyên ngữ văn rất hào hứng với môi trường học tập mới. Khi được nghe tôi kể về truyền thống học tập của học sinh trường chuyên, em nào cũng tràn đầy sự quyết tâm và khao khát học giỏi. Trong đó có Lê Nguyễn Thùy Dương học rất giỏi môn ngữ văn, chữ viết rất đẹp.Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy Dương có năng khiếu học văn, cách viết của em rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, những tầng nghĩa hiểu biết của em rất phong phú cho thấy sự nghiền ngẫm, học tập rất nghiêm túc. Nên dù mới vào lớp 10 em Thùy Dương đã thi đậu vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, điều này chưa có đối với môn ngữ văn trước đó. Tiếp đến em Thùy Dương đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic truyền thống 30/4.Khi những kết quả tốt đẹp đó đến với mình, Dương càng chăm học hơn, tôi rất hài lòng về khả năng tập trung trong học tập của em.Mỗi khi em nghe giảng bài, tôi quan sát thấy em lắng nghe chăm chú, say mê để rồi từ đó em phát hiện ra một ý hay, làm giàu cho kho tàng trí tuệ của mình, thêm được một cách diễn đạt thu hút hơn. Đọc bài em viết, tôi rất vui khi em hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chọn cách thể hiện bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo nên bài văn của em thường nổi bật nhất trong lớp. Tôi rất hài lòng khi biết em đọc rất nhiều sách và độ khó được nâng cao dần lên, mỗi cuốn sách giúp cho trải nghiệm của em sâu sắc và tư duy tiến bộ lên mỗi ngày. Có thể nói trong quá trình trao đổi hàng ngày, sống cùng với nhân vật, cùng cảm nhận những lời văn hay, cùng cảm được cái day dứt của tác giả… đã nuôi dưỡng tình yêu của em với môn văn một cách liền mạch như hơi thở trong cuộc sống, giản dị mà hữu ích.Thùy Dương là một học sinh chuyên văn rất ngoan, em đọc từng trang văn một cách thấm thía. Tôi hay khích lệ em, lời khen chân thành và đúng lúc cho các em thêm nhiều nhiệt huyết và niềm tin. Dương cũng sẵn sàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập của mình với bạn bè mà vẫn giữ được nét riêng của chính mình. Em nhìn thấy tâm huyết của thầy cô trong việc trao truyền kiến thức, rất trân trọng điều này và đã quyết tâm thực hiện ước mơ như một lời biết ơn thiết thực nhất. Tôi trân quý tấm lòng của em với văn chương, tôi hay nói với em, ai có lòng biết ơn sẽ có đủ đầy mọi điều trong cuộc sống.Giáo viên Nguyễn Thị Ái Vân, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong
Vị tướng lên tem Bưu chính VN Hoàng Thế Thiện trong mắt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.