Kinh hoàng xe tải và xe đầu kéo đánh võng, 'kèn cựa' nhau trên cao tốc
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.Cụ lạc đà không bướu già nhất trái đất xác lập kỷ lục thế giới
Theo quyết định 26/2025, căn hộ chung cư được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thuộc dự án nhà chung cư có chức năng hỗn hợp.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có trách nhiệm đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú cho khách du lịch là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định hiện hành.Ông Ngô Đình Hiển nhà ở quận 7 ủng hộ quy định này bởi người dân mua căn hộ đều có mong muốn được an ninh, an toàn và yên tĩnh. Việc cho thuê căn hộ tự phát dễ gây mất an ninh, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh khi người lạ lui tới liên tục. Bên cạnh đó là việc cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp cho thuê khách sạn có đóng thuế và chịu quản lý. Do vậy cần tăng cường kiểm tra xử phạt chủ nhà cho thuê trái phép và tuyên truyền cho ban quản lý chung cư cùng kiểm soát thì sẽ hiệu quả nhanh. Nếu thực hiện hiệu quả thì nên áp dụng toàn quốc.Đồng tình với chủ trương này, bà Trịnh Khánh Hòa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cho hay chung cư nơi bà ở nhiều năm trước hơn 1/2 trong tổng số căn hộ làm dịch vụ homestay. Cứ mỗi cuối tuần và ngày lễ, người ra vào đông nghịt. Đi thang máy có lúc phải đợi cả 10 phút mới có. Đặc biệt, chiều tối họ nấu nướng ăn nhậu, thậm chí chửi thề, hò hét, karaoke... rất ồn ào. Trong khi hành lang lúc nào cũng nồng nặc mùi khói thuốc và mùi hải sản. Xe đậu tràn lan, phải luồn lách mỗi khi ra vào. Cư dân phản đối liên tục, cá nhân bà đã rất nhiều lần gọi báo công an nhưng mãi đến năm vừa rồi thành phố mới cấm, trả lại sự yên bình cho cư dân.Trong khi đó, ông Nhật, nhà ở quận 4, lại cho rằng khách du lịch rất ưa thích thuê căn hộ vì rẻ, có thể tự nấu ăn, giảm chi phí rất nhiều. Nhiều nước không cấm mà đưa vào quản lý cả người thuê và người cho thuê. Bởi nhờ dịch vụ này mà ngành du lịch phát triển. Bản thân ông khi đi du lịch cũng rất thích thuê căn hộ. "Nếu cấm sẽ làm giảm đi rất nhiều lượng khách du lịch, trong khi đất nước đang cần phát triển kinh tế du lịch. Chỉ cần ban hành nội quy khi thuê căn hộ. Không tuân thủ phạt nặng chủ nhà và khách thuê là xong. Hệ thống quản lý trang Airbnb có đánh giá cho điểm căn hộ, khách thuê. Nếu điểm thấp, trang này sẽ từ chối căn hộ cho thuê và cả khách thuê. Đồng thời đánh thuế người cho thuê đầy đủ bằng cách yêu cầu họ đăng ký kinh doanh", ông Nhật nêu quan điểm. Luật sư Hoàng Thu (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng nói rằng, luật Nhà ở 2024 quy định cấm cho thuê căn hộ với mục đích sử dụng kinh doanh dịch vụ khác như karaoke, spa… chứ không cấm mục đích ở. Như vậy, có thể thấy người dân có nhà cho thuê ngắn hạn hay dài hạn miễn kê khai nộp thuế đầy đủ, tuân thủ nội quy của nhà chung cư như kê khai đầy đủ thông tin với Ban quản trị, khách thuê phải đăng ký tạm trú, kê khai giấy tờ, có thẻ ra vào, không được mất an ninh trật tự… Việc kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh có điều kiện, bao gồm việc thành lập doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí về cơ sở vật chất và phòng cháy chữa cháy.Tại TP.HCM, nhiều người có tiền hưu trí, tiền tiết kiệm... có xu hướng mua nhà để đầu tư, để cho thuê với mong muốn cho thuê kiếm thêm thu nhập. Nay cấm cho thuê dịch vụ du lịch sẽ hạn chế quyền của họ. Không những vậy, quy định này cũng làm cho thị trường bất động sản vốn đang khó khăn sẽ càng khó hơn khi "loại" bỏ một lượng lớn các nhà đầu tư ra khỏi thị trường. Do vậy, TP.HCM cần có văn bản hướng dẫn quy định rõ ràng hơn về căn hộ cho thuê để ở và căn hộ cho thuê lưu trú du lịch. Vì khách thuê có nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ để ở, chủ căn hộ cũng chỉ mục đích khai thác cho thuê, đóng thuế đầy đủ thì không nên cấm. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều người có nhà dư không ở họ sẽ đem cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi cho thuê buộc họ phải khai báo và đóng thuế đầy đủ, nếu cấm không cho thuê sẽ gây lãng phí cho chủ nhà (có nhà mà không được thuê) lẫn nhà nước (không thu thuế được). Không chỉ vậy, quy định này nếu không khéo sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nhà với Ban quản lý, Ban quản trị chung cư.
Nha Trang Dolphins quật cường ngăn Saigon Heat đăng quang sớm giải bóng rổ VBA 2023
Những ngày cuối năm là khoảnh khắc tuyệt vời để gửi lòng biết ơn đến bản thân và những người xung quanh. Nhiều người cám ơn nỗ lực của chính họ khi đã vượt qua những ngày khó khăn, những đồng nghiệp đồng hành trong công việc và cả những người thân yêu trong cuộc sống. Khoảnh khắc này hãy nhìn lại để trân trọng đồng thời hướng tới tương lai, đặt ra những mục tiêu, kế hoạch mới trong năm 2025.Trang fanpage "Sài Gòn nghen" với 2 triệu người theo dõi chia sẻ bài đăng với nội dung về ngày cuối cùng của năm 2024. "Chúc bạn và những người thân yêu một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Mong rằng tất cả sẽ có một cái tết thật ấm áp bên gia đình và bạn bè. Và giờ đây, hãy tạm gác lại mọi lo toan, dành cho bản thân một khoảng thời gian thư giãn thật sự và tràn đầy năng lượng để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp đang chờ", quản trị viên viết.Tài khoản Mỹ Liên viết, năm 2024 sắp khép lại để lại nhiều cảm xúc, bài học và những dấu ấn khó quên. Đó là một năm của sự cố gắng, trưởng thành và không ít thử thách. Nhìn lại hành trình đã qua, bản thân nhận ra rằng, mỗi khó khăn là cơ hội để rèn luyện, học cách kiên trì và mạnh mẽ hơn. Những niềm vui dù nhỏ bé cũng chính là động lực giúp chị tiếp tục bước đi, giữ vững niềm tin vào cuộc sống."Những người đồng hành: thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người yêu thương, hiểu mình luôn là nguồn cảm hứng và sự hỗ trợ tuyệt vời nhất cho tôi. Dù không phải mọi kế hoạch đều hoàn hảo, nhưng tôi tự hào vì đã không ngừng nỗ lực. Những thành công nhỏ nhoi hay thất bại đều dạy tôi cách yêu thương bản thân hơn, trân trọng từng khoảnh khắc hơn. Gửi lời cám ơn chân thành đến những người đã ở bên tôi trong hành trình đã qua. Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được. Bước sang năm mới 2025, tôi không mong gì hơn ngoài mạnh khỏe, bình an và một trái tim luôn hướng về phía trước. Hy vọng rằng tôi sẽ tiếp tục đón nhận những thử thách mới với sự can đảm và khát khao khám phá", chị trải lòng. Anh Dương Quốc Đỉnh (quê ở Bạc Liêu) chia sẻ, tốt nghiệp đại học, bản thân may mắn có một công việc gần nhà ổn định. Trừ những lúc đi công tác hay đi chơi, anh đều về nhà để ăn cơm cùng gia đình. Năm 2023, anh đã có 30 ngày liên tiếp với những bữa cơm một mình để nhận ra bữa cơm gia đình là một trong những điều quý giá, một nét truyền thống đẹp của người Việt. Bữa cơm gia đình là nơi mọi người cùng nhau sum họp, trò chuyện sau một ngày dài làm việc. Bữa cơm gia đình không cần phải cầu kỳ những món ăn thật ngon nhưng đó là nơi anh được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu. Cơm quán ăn mãi rồi cũng sẽ ngán nhưng vị cơm mẹ nấu ăn mấy chục năm vẫn nhớ hoài, không nơi đâu có thể thay thế được.Năm 2024, anh đã ăn cùng gia đình hơn 800 bữa cơm, là những khoảnh khắc anh nhận ra hạnh phúc là đây, khi tất cả những người thân yêu vẫn mạnh khoẻ. Anh may mắn vì không phải đợi đến tết hay các dịp lễ mới được ăn những bữa cơm sum họp. Anh hạnh phúc vì mỗi lần chỉ cần nói với mẹ: "Mẹ ơi, tự nhiên con thèm ăn món này quá!" thì lập tức bữa sau mẹ làm ngay món đó."Vị cơm nhà thật đặc biệt trong ký ức của mỗi người. Bếp củi của mẹ vẫn cháy đỏ, hương củi hòa quyện cùng ánh nắng chiều, gió khẽ đưa hương lan tỏa khắp gian nhà. Một mùi vị thật quen thuộc, chứa đựng cả tuổi thơ, nhớ cả những lần mẹ nhờ nhóm lửa mà cả tiếng vẫn chưa cháy, rồi phải cầu cứu mẹ. Giờ đây bếp gas, bếp điện có đủ rất tiện lợi nhưng vị cơm nấu bằng bếp củi vẫn ngon khó tả", anh Đỉnh viết, Bữa cơm nhà là khi tất cả thành viên cùng đợi nhau sau những giờ bôn ba cuộc sống. Là khi mình được thoải mái ăn những món mình thích. Là khi mình dù bận đến mấy vẫn dành thời gian cho gia đình. Còn bạn năm 2024 đã ăn cơm cùng gia đình bao nhiêu lần?
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
'HLV Hoàng Anh Tuấn đã dặn cầu thủ U.23 Việt Nam rất kỹ về VAR, nhưng...'
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).