Đắk Lắk chỉ đạo rà soát, cung cấp hồ sơ dự án cây xanh
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.Tranh chấp tại tòa nhà Victory Tower, khách hàng trở thành 'con tin'
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Hành trình gieo nhân ái từ năm 16 tuổi của chàng sinh viên
Ở vòng 16 đơn nữ diễn ra hôm qua (21.2), Vũ Thị Trang (hạng 129 thế giới) đánh bại tay vợt có thứ hạng cao hơn là Lin Sih-yun (Đài Loan, hạng 92 thế giới) với tỷ số 2-0. Chiến thắng này đưa Trang giành quyền vào vòng tứ kết, chạm trán với tay vợt hạt giống số 2 Chaiwan Lalinrat (Thái Lan, hạng 55 thế giới).Tại giải Singapore, người hâm mộ cầu lông VN được chứng kiến hình ảnh thú vị khi Nguyễn Tiến Minh làm HLV ra sân chỉ đạo cho Vũ Thị Trang. Nhờ Tiến Minh "mách nước" ở sau ván 1 cùng thời gian quãng nghỉ giữa 2 ván nên Vũ Thị Trang có những điều chỉnh hiệu quả, phát huy được sức mạnh và khắc chế điểm yếu của đối thủ.Vũ Thị Trang sinh năm 1992 tại Bắc Giang, một trong những chiếc nôi của cầu lông VN. Cô từng đoạt HCĐ Olympic trẻ năm 2010 tại Singapore, đoạt HCĐ SEA Games các năm 2013, 2015 và từng đạt thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp là 34 thế giới (năm 2017). Cô cũng đoạt vé tham dự Olympic Brazil năm 2016.Năm 2016, Vũ Thị Trang kết hôn cùng Nguyễn Tiến Minh trở thành cặp đôi đẹp nhất làng cầu lông VN. Sau khi về chung mái nhà, Vũ Thị Trang và Nguyễn Tiến Minh tiếp tục theo đuổi đam mê cầu lông. Tiến Minh hỗ trợ đắc lực về cả chuyên môn lẫn tinh thần cho Vũ Thị Trang. Anh là "quân xanh" cho Trang tập luyện và kiêm luôn vai trò HLV, giúp vợ hoàn thiện kỹ chiến thuật.Vũ Thị Trang cho biết: "Ở thời điểm hiện tại tôi không còn đỉnh cao phong độ nhưng là VĐV chuyên nghiệp, tôi sẽ cố gắng hết mình. Tôi mong muốn mình có được thành tích tốt trước khi giã từ sự nghiệp". Với người kín tiếng về mọi việc như Nguyễn Tiến Minh, anh chỉ cho biết Vũ Thị Trang là người bạn đặc biệt mà anh có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.
Ngày 7.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lâm Thị Lệ Tuyền (55 tuổi, ở xã Đôn Xuân, H.Duyên Hải, Trà Vinh) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyền là chủ hụi, đã chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng của các hụi viên.Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2016, Tuyền bắt đầu làm chủ hụi để hưởng tiền hoa hồng. Quá trình chơi hụi, nhiều hụi viên hốt hụi nhưng không đóng hụi chết nên Tuyền phải lấy tên khống, choàng hụi dẫn đến mất khả năng thanh toán.Đến năm 2020, Tuyền tuyên bố vỡ hụi. Tại thời điểm vỡ hụi, bước đầu cơ quan điều tra xác định Tuyền đã thực hiện hành vi gian dối, chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng của 100 hụi viên.Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chơi hụi trên đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Miền Tây - nơi đời, đạo hài hòa, nghĩa tình lan tỏa
Thử thách trong chương trình On Trending luôn là phần được khán giả yêu thích. Trong số lần này, Thảo Trang khiến mọi người bất ngờ khi sẵn sàng thực hiện thử thách vừa hát vừa hít đất. Trái ngược với sự tự tin của đàn chị thì MisThy lại vô cùng lo lắng vì phải hát live bài Trúc xinh ngay trên sóng livestream. Để thưởng thức những màn tấu hài cũng như tâm sự chân tình của các Chị đẹp đạp gió 2024, mời quý khán giả theo dõi chương trình On Trending tại các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.