Ở Bến Bình Đông có gì mà nhiều người tìm đến chơi tết?
Mới đây, trên các nền tảng mạng xã hội bắt đầu chia sẻ bản cam kết lấy chồng của một nhân vật ký tên là Lê Thị Nhung (31 tuổi) đến từ Thanh Hóa.Trong tờ cam kết lấy chồng này có nội dung: "Kính gửi bố mẹ. Con là Lê Thị Nhung, sinh năm 1994. Con gái bất hiếu 30 năm qua vẫn để bố mẹ phải chăm sóc, lo lắng… năm Ất Tỵ, con làm đơn này xin hứa với bố mẹ từ giờ đến cuối năm nay con sẽ lấy chồng. Nếu con không giữ lời hứa thì sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước gia đình và dòng họ và từ chối sang tên 2 mảnh đất 250 mét vuông".Nhiều chàng trai thấy bản cam kết này liền xin "vé" làm quen. Bên cạnh đó, không ít cô gái thấy vô cùng thích thú và cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện viết cam kết lấy chồng trong năm nay.Nguyễn Thị Trúc Anh, làm việc tại đường Cách Mạng Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết khá ấn tượng với bản cam kết này: "Dù không biết thực hư thế nào nhưng mình thấy khá thích thú và hài hước. Mình năm nay vừa tròn 30 tuổi, cũng chưa dẫn mối nào về cho ba mẹ nên mỗi ngày tết hơi đau đầu với câu hỏi bao giờ lấy chồng. Chắc kiểu này mình cũng sẽ làm bản cam kết này cho ba mẹ yên tâm".Trúc Anh đã chia sẻ bản cam kết này trên trang cá nhân của mình với dòng trạng thái: "Con cũng cam kết ba mẹ nhé! Sẽ lấy chồng trong năm nay ạ. Ba mẹ đừng lo nữa nhé. Nếu con không thực hiện lời hứa theo bản cam kết thì mọi chuyện do ba mẹ tùy quyền quyết định".Dù chia sẻ như vậy nhưng Trúc Anh nói: "Thú thật là chưa có người yêu, nhưng cứ cam kết như vậy. Vừa là cam kết với ba mẹ mà cũng là với chính bản thân mình. Năm nay nữa thôi, không lông bông nữa mà phải nghiêm túc tính chuyện chồng con thôi, để lớn tuổi quá thì càng khó hơn nữa". Nguyễn Thị Thu Thảo (28 tuổi), quê tại tỉnh Phú Yên, làm việc tại H.Bình Tân, TP.HCM, thì bày tỏ: "Chị này quá đỉnh, dám viết cả bản cam kết như thế này. Nhưng mà mình cũng được truyền động lực, đang rủ mấy đứa trong hội FA lâu năm cùng viết cam kết này đây. Chưa biết làm được không (tức cưới chồng trong năm nay – PV) nhưng mà thấy cái này khá hay, chắc sẽ thành trào lưu viết cam kết lấy chồng thôi".Thảo cho biết làm công nhân nên cuộc sống không dư dả gì nhiều, chính vì thế cũng chưa dám nghĩ đến chuyện lấy chồng. Thảo chia tay bạn trai cách đây hơn 1 năm nhưng vẫn chưa muốn có bạn trai lại. Lý do là: "Tuổi này rồi giờ có người yêu thì kiểu gì cũng bị hối cưới. Khi nào tìm được người yêu có công việc ổn định, thu nhập tốt hơn mình thì lúc đó mới tính tiếp. Nhưng đầu năm đi xin lộc thấy đường tình duyên thuận lợi, có khi lấy chồng cũng không chừng. Nên mình mới mạnh dạn rủ mấy đứa bạn viết cam kết lấy chồng theo trào lưu mới nổi này".Phan Thị Thương (31 tuổi), ngụ tại P.Hương Phong, Q.Thuận Hóa, TP.Huế, đọc được bản cam kết lấy chồng như đúng nỗi lòng của ba mẹ mình. Thương kể: "Ba mình lướt mạng xã hội thấy bản cam kết này liền bảo "nhìn con gái nhà người ta này. Bao giờ con gái của mình cũng cam kết vậy nhỉ". Nghe vậy mình liền nói liều "con cũng cam kết với ba mẹ, năm nay sẽ dẫn rể về nhà". Cam kết liều vậy thôi chứ chồng ở đâu dẫn về thì chưa biết đây".Thương rất kỳ vọng vào năm con rắn này: "Năm con rồng không lấy được chồng nên hy vọng năm con rắn sẽ nhiều may mắn hơn. Chuyện chồng con là do duyên số, nhưng sợ ba mẹ đợi lâu thấy con cái nhà người ta có chồng con hết rồi còn con gái của mình vẫn chưa dẫn ai về thì rất lo. Hơn nữa ba mẹ cũng sẽ khó xử khi đi ra ngoài ai cũng hỏi sao con gái chưa lấy chồng. Thật lòng mình cũng mong sớm tìm được người phù hợp để cưới trong năm nay, vì tuổi xuân của con gái cũng qua rất nhanh".Cô Nguyễn Thị Thanh, mẹ của Thương nói: "Cũng mong con gái sớm tìm được nơi để yên bề gia thất. Nhưng cũng không muốn tạo quá nhiều áp lực cho con, sợ con nóng vội rồi chọn đại một người không hợp, như thế sau này con gái mình sẽ khổ. Nhưng thấy con nói năm nay cam kết sẽ dẫn rể về, nghe thế cũng mừng lắm".Cảnh sát khuyên cha mẹ tắt tính năng mới trên iPhone của con
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Nhiều hãng hủy bay tới Israel, có chuyến phải vòng trở lại sau 14 giờ
Không có điều kiện sử dụng ô tô hay các phương tiện khác như xe khách, máy bay, tàu hỏa,… hoặc để thuận tiện hơn khi di chuyển, rất đông người Việt lựa chọn trở về quê dịp Tết Nguyên đán bằng xe máy. Thế nhưng, khác với ngày thường, vào dịp cuối năm, nhu cầu di chuyển tăng cao, lưu lượng phương tiện giao thông trở nên dày đặc. Điều này khiến việc sử dụng xe máy, đặc biệt cho những chuyến đi xa về quê, trở thành một thách thức không nhỏ.Do đó, nếu bạn chọn xe máy làm phương tiện về quê ăn tết, hãy chú ý đến một số điểm quan trọng sau:Xe là "đôi chân", là yếu tố quan trọng nhất cho chuyến đi. Do đó, trước khi lên đường, bạn nên dành thời gian kiểm tra xe. Trên xe máy, một số chi tiết, bộ phận như dầu nhớt, bu-gi, má phanh, bóng đèn… có tuổi thọ nhất định và cần được kiểm tra thay thế định kỳ.Bên cạnh đó, với những chuyến đi đường dài, nên kiểm tra cả hai bánh xe, bơm lốp đảm bảo áp suất lốp. Trường hợp lốp đã bị mòn, bạn nên thay thế ngay. Với xe máy số, nên kiểm tra hệ thống sên, nhông, dĩa… với xe tay ga nên chú ý đến dây cu-roa dẫn động. Nếu phát hiện các chi tiết này bị mòn, hư hỏng cũng nên thay thế để đảm bảo an toàn trên suốt hành trình.Ngoài ra, nên kiểm tra các đèn chiếu sáng, đèn xi nhan và trang bị đủ 2 gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát. Nếu không thể tự tay kiểm tra, bạn nên mang xe đến trạm dịch vụ, đại lý để bảo dưỡng trước khi lên đường.Không giống những chuyến đi thường ngày, với hành trình về tết, thường sẽ chất theo rất nhiều hành lý, đồ đạc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng xe máy, bạn nên thu xếp hành lý gọn gàng. Chỉ nên ưu tiên những món đồ thực sự cần thiết. Ngoài ra, nên mang ba lô cá nhân, hành lý gọn nhẹ phía sau, để không làm cản trở tầm quan sát và thao tác khi lái xe.Lưu ý, chằng néo hành lý chắc chắn. Theo những tay lái có kinh nghiệm chạy đường dài, những đồ đạc, hàng hóa cồng kềnh nên để chung vào một va-li to và buộc chặt phía sau yên xe. Riêng các vật dụng gọn nhẹ cần dùng trong quá trình di chuyển như giấy tờ xe, nước uống, áo mưa… nên cho vào một ba-lô nhỏ để phía trước để dễ dàng lấy ra khi cần.Đặc biệt, cần chú ý đổ đầy bình xăng trước khi buộc xếp hành lý. Việc tính toán trước sẽ giúp bạn không phải lặp lại thao tác dỡ và chằng buộc lại hành lý khi dừng lại đổ xăng giữa đường (với hành trình ngắn), hoặc hạn chế tối đa việc làm này.Ngoài phương tiện, sức khỏe của tài xế và các thành viên cũng hết sức quan trọng. Trước chuyến đi, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn; đặc biệt là tài xế. Không nên thức quá khuya vì sẽ dễ gây buồn ngủ khi lái xe, điều này cực kỳ nguy hiểm.Ngoài ra, nếu di chuyển quãng đường dài, bạn cũng nên tính cung đường, chia chặng để dừng nghỉ cho hợp lý. Hạn chế đi "ráng", bởi giải pháp này không những không giúp rút ngắn được hành trình mà trái lại còn dễ khiến các thành viên trở nên mệt mỏi, đuối sức.Cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho hành trình về chơi Tết, người lái nên tuân thủ nghiêm luật giao thông. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, nhiều tuyến đường nối các thành phố lớn đến các tỉnh lân cận thường ách tắc, tình hình giao thông khá phức tạp. Vì vậy, nên điều khiển xe đi đúng làn đường và chú ý biển báo để đảm bảo luôn lưu thông đúng tốc độ cho phép. Giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước. Tuyệt đối không vượt lên rồi đột ngột giảm tốc, bởi hành động này rất dễ gây tai nạn xảy ra tai nạn.Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe, trong trường hợp cần thiết nên tấp xe vào lề để đảm bảo an toàn. Tùy vào chiều dài quãng đường, nên tính toán thời gian xuất phát phù hợp để tránh trường hợp phải gấp gáp dẫn đến mất an toàn.
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.