$731
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqxs 30 ngày. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqxs 30 ngày.Theo người dân, vụ cháy xảy ra lúc khoảng 13 giờ ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), xuất phát từ phía sau cửa hàng trên quốc lộ 13 thuộc khu phố 5, P.Hưng Long, TX.Chơn Thành (Bình Phước).Khi hỏa hoạn xảy ra, người dân sinh sống gần cửa hàng đã nhanh chóng hỗ trợ chủ cửa hàng di chuyển được một số đồ đạc ra ngoài đường.Tuy nhiên, phía bên trong cửa hàng có chứa nhiều vật dụng dễ cháy như nệm, đồ nhựa, rèm cửa… dẫn đến đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói bốc cao hàng chục mét.Một số cơ sở kinh doanh đồ điện lạnh và mua bán xe máy cũ nằm sát bên cửa hàng nội thất đồ gỗ cũng bị đám cháy uy hiếp...Nhận được tin báo, Công an TX.Chơn Thành đã điều nhiều phương tiện chữa cháy xuống hiện trường để dập lửa.Sau khoảng hơn 1 giờ dập lửa, đám cháy đã được khống chế. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản của cửa hàng đã bị cháy rụi, một xe tải loại nhỏ cũng bị cháy.Do đám cháy nằm ngay dưới đường dây điện trung thế nên đã dẫn đến mất điện cục bộ, nhưng sau đó đã được khắc phục. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thiệt hại vẫn chưa được thống kê. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqxs 30 ngày. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqxs 30 ngày.Chất liệu bọc ghế️
Trưa 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), giá vàng thế giới tăng nhẹ 2 USD/ounce so với sáng cùng ngày, lên 2.799 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 30.1), vàng thế giới lên đỉnh 2.803 USD. Thị trường vàng hỗn loạn khi mối đe dọa thuế quan gây ra cuộc tranh giành vàng để đảm bảo dự trữ vàng thỏi vật chất trên đất Mỹ. Giá kim loại quý đã được hưởng lợi do lo ngại về tác động lạm phát của thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đề xuất. Khả năng vàng bị đánh thuế đã giúp đẩy giá vàng lên cao. Với mức giá gần 2.800 USD/ounce, giá vàng thế giới đã tăng 173 USD/ounce, tương đương đi lên 6,6%. Đây là mức cao nhất của vàng từ trước đến nay. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận định sau quá trình chuyển giao quyền lực, chính sách của Mỹ trở nên rõ ràng. Những động thái cứng rắn của tổng thống Donald Trump tạo được áp lực lên các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong mối bang giao với Nga, câu chuyện giải quyết xung đột Đông Âu không hề đơn giản. Vì lý do này, mặc dù xung đột Trung Đông lắng dịu nhưng bức tranh bất ổn địa chính trị trên thế giới vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong một tuần qua, giá vàng thế giới đã trở lại kiểm tra đỉnh 2.790 USD/ounce và vượt qua mức kỷ lục. "Với diễn biến hiện tại, khi xung đột Đông Âu vẫn có khả năng bùng phát, giá vàng thế giới có thể chạm mức 2.860 USD/ounce. Về dài hạn, nếu triển vọng đàm phán giữa Nga và Ukraine không rõ ràng, giá vàng thế giới có thể tiến đến 2.920 USD/ounce", ông Dương Anh Vũ dự báo. Với đà tăng giá rõ ràng đang tăng lên, một số nhà phân tích thế giới cho rằng đây chỉ là khởi đầu của một động thái lớn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Michele Schneider, Trưởng nhóm chiến lược tại MarketGauge, cho biết nếu vàng đột phá rõ ràng trên 2.800 đô la một ounce, giá có thể dễ dàng đạt 3.000 đô la.Giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do tăng cao. Trên một số diễn đàn kinh doanh vàng, một số thành viên rao bán vàng miếng SJC với mức giá 89,5 - 90,2 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 31.1.Với đà nhảy vọt của kim loại quý thế giới, giá vàng miếng SJC dự báo sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ sẽ bứt phá. Giá vàng miếng SJC trước thời điểm nghỉ Tết Ất Tỵ có mức gần sát 89 triệu đồng/lượng, tăng gần 5 triệu đồng mỗi lượng, tương đương đi lên 5,7%. Còn giá vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 88,1 - 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 4 - 5 triệu đồng mỗi lượng. Có thể thấy, vàng đã tăng giá khá mạnh trong tháng 1.Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho biết thị trường vàng trong nước hiện đang trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ nên chưa tăng dù giá thế giới lên mức kỷ lục. Với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng hoạt động trở lại vào ngày mùng 6 Tết Ất Tỵ (ngày 3.2) giá sẽ nhảy vọt. Bởi ngoài việc chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước còn xuất hiện lực mua ngày vía Thần tài (mùng 10 tết). Trước tết, nguồn nguyên liệu trên thị trường thiếu hụt nên vàng nhẫn khan hiếm dẫn đến tăng cao, ngang bằng với giá vàng miếng SJC. Tình trạng này có thể tái diễn vào những ngày tới. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm.Trong năm 2024, vàng miếng SJC đạt mức cao kỷ lục ở 92,4 triệu đồng/lượng, với đà tăng mạnh của kim loại quý thế giới, ông Dương Anh Vũ cho rằng: "Theo phân tích từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể chạm mức 93 triệu đồng/lượng". ️
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa? ️