Đến năm 2028, Công đoàn Việt Nam sẽ có 15 triệu đoàn viên
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnPhát hiện nhóm máu ít bệnh tật nhưng có thể khó có con
Tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu tại Bắc Kinh vào ngày 28.2.Lưu ý rằng Trung Quốc và Nga là láng giềng hữu nghị và là những người bạn thực sự, ông Tập cho biết ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên lạc 2 lần trong năm nay, vạch ra các kế hoạch tổng thể cho sự phát triển quan hệ Trung - Nga và có những trao đổi sâu rộng về một loạt các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng.Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng 2 bên cần duy trì trao đổi chặt chẽ ở mọi cấp để thực hiện đầy đủ sự đồng thuận đã đạt được giữa 2 nguyên thủ quốc gia, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị lâu dài, phối hợp chiến lược toàn diện và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước.Ông Shoigu chuyển lời chào thân ái của Tổng thống Putin tới Chủ tịch Tập, cho biết ông Putin rất coi trọng tình bạn chân thành và mối quan hệ gần gũi với ông Tập. Theo ông Shoigu, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đạt cấp độ cao chưa từng có và không nhằm vào bên thứ 3 nào. Trong cuộc gặp cùng ngày với ông Shoigu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng mối quan hệ giữa 2 nước "vững như bàn thạch và không thể lung lay", theo Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hai bên đồng ý sẽ tổ chức một vòng tham vấn an ninh chiến lược mới vào thời điểm thích hợp, theo thông cáo. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Shoigu đến Trung Quốc trong 3 tháng qua.Trong một diễn biến khác, Reuters ngày 28.2 dẫn các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Năng lượng Anh Ed Miliband sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 3 để nối lại đối thoại về hợp tác năng lượng và gặp gỡ các nhà đầu tư Trung Quốc. Dự kiến ông Miliband sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 17-19.3.
Xe bán tải 'mất hút' tại Vietnam Motor Show 2022
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.
The Times of Israel dẫn lời Bộ trưởng Katz ngày 23.2 nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể quay lại thực tế trước ngày 7.10.2023. Có một chính sách mới ở miền nam Syria. IDF sẽ không cho phép các lực lượng thù địch cố thủ trong khu vực an ninh ở miền nam Syria và chúng tôi sẽ hành động chống lại bất kỳ mối đe dọa nào". Ông Katz cho biết quân đội Israel đã sẵn sàng quay trở lại chiến đấu ở Gaza nếu cần thiết. "Nếu chúng tôi buộc phải quay lại giao tranh, đối phương sẽ phải đối mặt với sức mạnh chưa từng biết đến trước đây. Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều này và chúng tôi đã sẵn sàng cho điều này", ông nói.Cũng tại buổi lễ trên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo Israel "sẵn sàng nối lại giao tranh dữ dội bất cứ lúc nào" ở Gaza và đã chuẩn bị đầy đủ các kế hoạch tác chiến. Thủ tướng Netanyahu đã lặp lại lời cam kết của Israel về chiến thắng hoàn toàn ở Gaza, đồng thời nói rằng: "Tất cả các con tin của chúng tôi, không có ngoại lệ, sẽ trở về nhà. Hamas sẽ không kiểm soát Gaza. Gaza sẽ được phi quân sự hóa, và lực lượng chiến đấu tại đây sẽ bị giải tán".Nhà lãnh đạo Israel khẳng định hoàn cảnh của các con tin là lý do để tăng cường áp lực quân sự lên Hamas, thay vì rút lui. Thủ tướng Netanyahu cho biết sự kết hợp giữa áp lực ngoại giao và quân sự đối với Hamas đã tạo điều kiện cho việc trả lại con tin. "Những chiến thuật vừa phòng thủ vừa tấn công mới sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc đạt được chiến thắng hoàn toàn", theo ông Netanyahu.Tuyên bố của ông Netanyahu được đưa ra khi Israel sắp kết thúc giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin với Hamas. Giai đoạn thứ hai tiềm năng của thỏa thuận giữa Hamas - Israel tại Gaza sẽ gồm việc thả số con tin còn lại đổi lại việc thả hàng trăm tù nhân và người bị giam giữ Palestine, song song với việc Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về giai đoạn 2 vẫn chưa được chốt. Hiện chưa rõ liệu Israel và Hamas sẽ tiếp tục trong khuôn khổ của thỏa thuận hay quay trở lại giao tranh. Song, những diễn biến gần đây cho thấy triển vọng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn giai đoạn 2 giữa Hamas - Israel trở nên mong manh. Ông Basem Naim, một thành viên của ban chính trị Hamas, cho biết: "Bất kỳ cuộc đàm phán nào về các bước đi sắp tới đều có điều kiện là phải trả tự do cho hơn 600 tù nhân Palestine đã thỏa thuận để đổi lấy 4 thi thể và 6 tù nhân Israel được trả tự do vào hôm 22.2".Reuters dẫn lời ông Naim nhấn mạnh: "Các nhà hòa giải phải đảm bảo rằng đối phương tuân thủ các điều khoản đã nêu trong văn bản đã thỏa thuận". Phía Hamas cũng kêu gọi các nhà trung gian quốc tế gồm Mỹ, Ai Cập và Qatar gây sức ép buộc Israel thực thi cam kết.Trong một diễn biến khác, Nhà Trắng ngày 23.2 tuyên bố ủng hộ quyết định của Israel về việc hoãn việc thả tù nhân Palestine. Việc hoãn lại là "phản ứng thích hợp" đối với cách đối xử của Hamas đối với các con tin, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Brian Hughes cho biết. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng ủng hộ Israel trong "bất kỳ hành động nào mà họ chọn liên quan đến Hamas", ông Hughes nói thêm.Theo kế hoạch, Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff sẽ công du khu vực này vào ngày 26.2 trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày để thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh về xung đột tại Ukraine.
Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.