Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt về trái phiếu
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản thống nhất với đề xuất của thường trực các tiểu ban và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới; đồng thời lưu ý tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa các dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn.Trong đó, Tổng Bí thư lưu ý, cần đánh giá khái quát những vấn đề mang tầm chiến lược, nêu bật ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển bứt phá vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Tổng Bí thư yêu cầu, các báo cáo phải viết theo hướng hành động và triển khai ngay vào thực tiễn để các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên có niềm tin và thấy rõ mục tiêu đặt ra là có cơ sở và thực hiện được. Tinh thần là ngay khi được thông qua, cả hệ thống chính trị sẽ triển khai ngay.Tổng Bí thư chỉ rõ, cần cập nhật, làm sâu sắc hơn các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 năm đổi mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Cùng đó là kết quả sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phản ánh rõ nét hơn kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật trong những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư yêu cầu việc này cần được thực hiện với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn, nút thắt nổi cộm trên các lĩnh vực.Tổng Bí thư lưu ý, phải đánh giá thật khách quan để định vị rõ chúng ta đang ở đâu, trình độ phát triển đang ở mức độ nào, có những giải pháp đúng để triển khai, không tô hồng thành tích nhưng cũng không bi quan chỉ thấy được tồn tại, hạn chế mà không đánh giá đúng thành tích kết quả.Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, đánh giá, phân tích dự báo chiến lược về bối cảnh quốc tế, xu hướng, nhất là những vấn đề mới có thể tác động trực tiếp đến nước ta cả trước mắt và lâu dài, để Đảng và Nhà nước có chiến lược, đối sách phù hợp…Tổng Bí thư nêu rõ, xuyên suốt các văn kiện phải bổ sung và nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng, khẳng định sự kiên định đường lối đổi mới. Đồng thời, phải thấy rõ Đảng đang gánh vác trọng trách lịch sử lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đổi mới, từng bước tự hoàn thiện mình để hoàn thành trọng trách lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.Nhấn mạnh thời gian không còn nhiều, Tổng Bí thư đề nghị, thường trực các tiểu ban chỉ đạo tổ biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, dành thời gian thỏa đáng, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành công việc đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.Cách thêm thu nhập cho dân văn phòng chỉ với 2-3 giờ rảnh mỗi ngày
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Số 13 vì sao bị coi là xui xẻo nhưng ở đâu thì lại may mắn?
Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cái tên Nguyễn Thị Hương trở thành đề tài được những người yêu thể thao quan tâm, nhưng đáng buồn, lại không phải vì thành tích hay tấm huy chương nào cả. Việc nữ VĐV đua thuyền số 1 Việt Nam làm đơn xin nghỉ tập luyện ở đơn vị Vĩnh Phúc vì bị nợ tiền thưởng trong nước từ năm 2022 đến 2024 và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 một lần nữa 'hâm nóng' thực trạng bất cập trong chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ dành cho các VĐV, đặc biệt là những người đã cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho thể thao nước nhà. Trước đó, vào ngày 30.12.2024, Nguyễn Thị Hương đã gửi đơn xin nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 tới Sở VH-TT-Dl tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Vĩnh Phúc. Trong đơn, cô chia sẻ rằng 9 năm gắn bó đã giúp cô giành được nhiều huy chương quốc gia và quốc tế, mang lại niềm tự hào cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cùng việc thiếu hỗ trợ đã khiến cô đi đến quyết định xin nghỉ.Hương khẳng định rằng việc cô không nhận được tiền thưởng trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 thuộc chế độ của tỉnh Vĩnh Phúc, không liên quan đến chế độ tiền thưởng của Cục TDTT. Tình trạng bị nợ tiền thưởng và tiền hỗ trợ dinh dưỡng không chỉ riêng Nguyễn Thị Hương phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tới 200 HLV và vận VĐV của 11 đội tuyển thể thao tại Vĩnh Phúc. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao của tỉnh phải tạm dừng hoạt động tập luyện thường xuyên. Tuy vậy, Nguyễn Thị Hương đã được Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam hỗ trợ tối đa. Cô hiện tập luyện cùng đội tuyển quốc gia tại Hải Phòng, với chế độ ăn uống hằng ngày được liên đoàn lo liệu toàn bộ. Trong năm 2025, Hương dự kiến tham gia hai giải lớn: giải vô địch châu Á tại Trung Quốc vào tháng 4 và SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan.Nguyễn Thị Hương cho biết năm nay cô sẽ về ăn tết cùng gia đình rồi trở lại tập luyện cho các giải đấu quốc tế trong năm 2025. Hương chia sẻ dù còn nguyên niềm đam mê với môn đua thuyền, cô không khỏi đau lòng khi phải viết đơn xin nghỉ tập tại đơn vị chủ quản tỉnh Vĩnh Phúc.Sau khi Nguyễn Thị Hương chia sẻ thông tin về việc bị nợ tiền, Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc, gửi văn bản tới tỉnh Vĩnh Phúc để xin tiếp nhận cô theo đúng thủ tục hành chính. Ngay cả khi không nhận được phản hồi từ tỉnh, Liên đoàn vẫn cam kết sẽ đưa Nguyễn Thị Hương vào danh sách thành viên của mình. Nếu tham gia thi đấu trong nước, cô sẽ khoác áo đại diện cho liên đoàn.Tết này, Nguyễn Thị Hương sẽ trở về gia đình, khép lại một chương buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng hơn.
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Nhận giấy khám nghĩa vụ quân sự, có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Kết nối vệ tinh truyền trực tiếp từ không gian đến điện thoại thông minh dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine. Nhà mạng di động hàng đầu của Ukraine là Kyivstar đã ký một thỏa thuận với công ty Starlink của tỉ phú Elon Musk để thực hiện kết nối vệ tinh trực tiếp đến di động.Tin tức này được công ty mẹ của Kyivstar là VEON công bố ngày 30.12.Các dịch vụ trực tiếp đến di động được kết nối với các vệ tinh có trang bị modem, hoạt động giống như một tháp phát sóng di động. Tập đoàn viễn thông cho biết dịch vụ có chức năng nhắn tin này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2025.Theo báo cáo, thỏa thuận sẽ mở rộng ra dịch vụ thoại và dữ liệu vào một thời điểm sau đó. Chi tiết tài chính của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.Starlink thuộc sở hữu của SpaceX hiện đang cung cấp internet cho Ukraine và quân đội của nước này.Công ty băng thông rộng vệ tinh này đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp địa phương về các dịch vụ trực tiếp đến di động tại Mỹ và 7 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và New Zealand.Trang web của công ty cho biết Ukraine sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có kết nối trực tiếp đến di động, và là khu vực có xung đột đầu tiên mà Starlink sẽ triển khai công nghệ này.Nga đã tăng cường nỗ lực gây nhiễu tín hiệu giữa các vệ tinh Starlink và các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine trong hai năm qua.Thỏa thuận này được đưa ra khi ông Musk, chủ sở hữu của Starlink, ngày càng tham gia nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và chiến lược của chính quyền này đối với Ukraine.