Trong năm 2023, cả nước xảy ra 310 vụ cháy rừng
Vụ việc đoàn xe đạp của đội tuyển Việt Nam bị cháy trên đường đến địa điểm tổ chức giải xe đạp đường trường châu Á ở Thái Lan đang gây xôn xao. Theo thông tin từ phía BTC, họ đã nhanh chóng hỗ trợ đoàn Việt Nam bằng cách cho mượn xe đua để tiếp tục tập luyện và cam kết sẽ bồi thường thiệt hại. Sự cố này xảy ra trong bối cảnh đoàn đang chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế quan trọng. Dù vậy, các vận động viên vẫn tập trung cao độ để đạt thành tích tốt nhất.Ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết BTC giải và chủ nhà Thái Lan đã nhanh chóng hỗ trợ đội tuyển Việt Nam. Họ đã liên hệ để nắm bắt thiệt hại, thu thập thông tin về số lượng và kích cỡ mũ, giày của các VĐV, đồng thời sẵn sàng cho đội mượn xe thi đấu. Các thành viên Liên đoàn Xe đạp châu Á cũng bày tỏ sự sẵn lòng hỗ trợ xe cho các VĐV Việt Nam.Tuy nhiên, việc thi đấu bằng xe mượn chỉ là giải pháp tạm thời. Theo các HLV, mỗi VĐV đều có xe chuyên dụng phù hợp với thể trạng cá nhân. Sử dụng xe mượn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu, đặc biệt khi đội tuyển Việt Nam đặt mục tiêu cao tại giải lần này.Về vấn đề bồi thường thiệt hại, ông Hoàng Quốc Vinh, Trưởng phòng Thể thao thành tích cao I (Cục Thể dục Thể thao), cho biết trong ngày 6.2, BTC và Liên đoàn Xe đạp châu Á sẽ họp để thảo luận về phương thức bồi thường cho đội tuyển Việt Nam.Nguyên nhân vụ cháy hiện chưa được công bố. Được biết, trên xe tải còn có một số thiết bị của đội tuyển xe đạp Singapore.Vì sao Trường ĐH Thủ Dầu Một phải ‘đóng cửa’ 13 ngành đào tạo?
Tỉ phú Elon Musk có tuyên bố rắn trên mạng xã hội X ngày 9.3, khẳng định hệ thống vệ tinh Starlink “là xương sống của quân đội Ukraine”. Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông Musk là đơn vị sở hữu Starlink và đã cung cấp hệ thống mạng vệ tinh cho Ukraine trong hơn 3 năm chiến sự. “Toàn bộ tiền tuyến của Ukraine đã sụp đổ nếu tôi tắt chúng đi (Starlink)”, ông Musk nói.Gần đây xuất hiện thông tin nêu rằng tỉ phú Elon Musk đang cân nhắc cắt mạng Starlink tại Ukraine như một con bài mặc cả để Ukraine đàm phán thỏa thuận khoáng sản với những điều khoản có lợi cho Mỹ. Ông Musk đã phủ nhận điều này.Theo Reuters, hiện Ba Lan là nước hỗ trợ phần lớn chi phí để Starlink hoạt động tại Ukraine. Phản hồi trước bài đăng trên X của ông Musk, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói rằng chính phủ nước này đã chi khoảng 50 triệu USD mỗi năm trả phí Starlink tại Ukraine.“Nếu SpaceX có dấu hiệu trở thành nhà cung cấp không đáng tin cậy, chúng tôi buộc phải tìm đối tác khác”, ông Sikorski viết trên X, dẫn lại bài đăng của ông Musk. Châu Âu được cho là đang tìm những phương án thay thế Starlink nếu tỉ phú Musk dừng hoạt động mạng vệ tinh tại Ukraine.Lời qua tiếng lại giữa ông Musk và ông Sikorski tiếp tục khi ông chủ SpaceX khẳng định: “Dù tôi có bất đồng với chính sách của Ukraine ra sao, Starlink cũng sẽ không bao giờ ngừng dịch vụ. Chúng tôi không bao giờ làm như vậy hoặc sử dụng chúng như con bài mặc cả”.Ông Musk cũng phản hồi thông tin của Ngoại trưởng Sikorski rằng Ba Lan chi tiền để Starlink hoạt động ở Ukraine: “Hãy thôi đi. Các vị chỉ thanh toán một phần nhỏ chi phí. Không gì có thể thay thế được Starlink”.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã lên tiếng về bài viết của người đồng cấp Ba Lan. “Không ai đưa ra bất kỳ lời đe dọa nào về việc cắt Starlink ở Ukraine. Hãy biết nói cảm ơn vì nếu không có Starlink, Ukraine đã thua cuộc chiến từ lâu và người Nga lúc này đã có thể ở sát biên giới Ba Lan”, ông nói.
Thủ tục khi chuyển nơi đăng ký thường trú sang nhà mới
Theo TechSpot, một nhóm tác giả tại Mỹ đã đệ đơn kiện Meta với cáo buộc công ty này sử dụng trái phép các cuốn sách để huấn luyện mô hình AI tạo sinh (generative AI). Trong khi Meta phủ nhận hành vi vi phạm bản quyền, các email nội bộ vừa được công khai cho thấy một số nhân sự cấp cao và kỹ sư của công ty đã thảo luận về việc tải xuống kho sách lậu để phục vụ quá trình huấn luyện AI.Hồ sơ vụ kiện cho thấy Meta đã sử dụng các tập dữ liệu gây tranh cãi, bao gồm "LibGen" - kho lưu trữ hàng triệu cuốn sách bị vi phạm bản quyền. Trước đây, Meta từng lập luận rằng việc sử dụng những dữ liệu này thuộc phạm vi "sử dụng hợp lý". Tuy nhiên, các email mới tiết lộ Meta không chỉ tải về mà còn phân phối các tệp dữ liệu này thông qua mạng BitTorrent, đặt ra những vấn đề pháp lý nghiêm trọng.Theo nội dung email, Meta đã tải xuống và chia sẻ ít nhất 81,7 terabyte dữ liệu từ nhiều kho sách vi phạm bản quyền, trong đó có 35,7 terabyte từ Z-Library và LibGen. Các nguyên đơn gọi đây là một "chiến dịch torrent đáng kinh ngạc" khi Meta không chỉ tải về mà còn chủ động lan truyền các tệp dữ liệu này ở quy mô lớn.Một email nội bộ từ tháng 4.2023 của nhà nghiên cứu Nikolay Bashlykov thuộc Meta ghi nhận: "Torrent trên máy tính công ty có vẻ không ổn." Dù câu nói này kết thúc bằng một biểu tượng cảm xúc cười, nhưng chỉ vài tháng sau, giọng điệu của ông đã thay đổi rõ rệt. Vào tháng 9.2023, Bashlykov cho biết ông đã liên hệ với bộ phận pháp lý của Meta vì hành vi sử dụng torrent - đồng nghĩa với việc "gieo mầm" dữ liệu vi phạm bản quyền rõ ràng là vi phạm luật.Các tài liệu cũng chỉ ra rằng Mark Zuckerberg, CEO của Meta, đã nhận thức được việc công ty sử dụng LibGen. Để tránh bị phát hiện, Meta được cho là đã triển khai các máy chủ bên ngoài hệ thống chính của Facebook nhằm che giấu hoạt động torrent và phân phối dữ liệu. Một email nội bộ khác của nhân viên Frank Zhang đề cập đến chiến thuật này với thuật ngữ "chế độ tàng hình" (stealth mode).Hiện tại, Meta đang đầu tư mạnh vào phát triển AI và các dịch vụ liên quan đến AI tạo sinh. Công ty cũng đang tìm cách tích hợp các chatbot và nhân vật AI vào hệ sinh thái mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, trước những bằng chứng mới được tiết lộ, Meta có thể gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lập luận "sử dụng hợp lý" của mình khi đối mặt với vụ kiện từ các tác giả.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Nỗi lo từ việc 'xin - nhận' tinh trùng dễ dãi
Theo đó, qua thanh tra 21 trường học, 10 UBND các xã, phường và phòng chức năng của UBND TX.An Khê (Gia Lai) giai đoạn 2022 - 2023, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã thẩm định, phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường học trên địa bàn không đúng quy định về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực vùng III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025… Kết quả, đã chi tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định hơn 8,8 tỉ đồng.Trong công tác đầu tư xây dựng tại UBND 10 xã, phường của TX.An Khê đã để xảy ra sai sót về khối lượng thép, bê tông, đơn giá với số tiền hơn 430 triệu đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chủ tịch UBND TX.An Khê kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.Bên cạnh đó, qua thanh tra về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính tỉnh Gia Lai đã phát hiện sai phạm hơn 5,6 tỉ đồng. Cụ thể, trong 3 năm (từ 2021 - 2023), sở này đã dùng chi phí phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (kinh phí thẩm tra) với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng chi cho cá nhân giám đốc sở và 6 công chức của Phòng Tài chính - Đầu tư.Trong đó, ông Nguyễn Anh Dũng (giám đốc sở) được chi hơn 843 triệu đồng; 6 công chức Phòng Tài chính - Đầu tư gồm: Bà Lê Thị Kiều Trinh (trưởng phòng) 765 triệu đồng, ông Lê Trọng Tôn hơn 1,1 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Trung hơn 779 triệu đồng, bà Đoàn Huỳnh Như Liễu hơn 764 triệu đồng, bà Đỗ Thị Ngọc Thảo 375 triệu đồng, ông Phạm Văn Đoàn hơn 7 triệu đồng. Theo Thanh tra tỉnh Gia Lai, trách nhiệm chính đối với những thiếu sót, sai phạm này thuộc về người đứng đầu Sở Tài chính và kế toán, các phòng, cá nhân có liên quan. Sở này cũng sử dụng hơn 315 triệu đồng chi tiếp khách không liên quan đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Trong đó chỉ có hơn 138 triệu đồng thể hiện có lịch làm việc thực tế, còn lại hơn 176 triệu đồng chi tiếp khách không có lịch làm việc, không rõ đối tượng tiếp, tiếp khách ngoài tỉnh không đúng quy định. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai còn dùng nguồn kinh phí không tự chủ, chi không đúng quy định hơn 989 triệu đồng gồm: Chi sai vận hành các phần mềm hơn 632 triệu đồng; kinh phí Hội đồng thẩm định giá đất chi sai 103 triệu đồng; kinh phí đào tạo, tập huấn hơn 89 triệu đồng; kinh phí cải cách hành chính năm 2020 chi sai hơn 24 triệu đồng; kinh phí sửa chữa nhà làm việc chi sai hơn 35 triệu đồng.Tranh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu sở này và các cá nhân có liên quan tùy theo mức độ sai phạm.