Đè bẹp Brighton, Man City tiến gần cột mốc lịch sử vô địch Ngoại hạng Anh
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".3 dược liệu hồi xuân cho phụ nữ
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Nhà thầu xây dựng vỡ nợ, lừa đảo đồng nghiệp, đối tác
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) là sự kiện đa phương quan trọng do Việt Nam đăng cai tại Hà Nội, diễn ra vào thời điểm ý nghĩa, đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo cấp cao ASEAN, các chuyên gia, đối tác quốc tế và đại diện các doanh nghiệp lớn trong khu vực cùng thảo luận về các thách thức, xu hướng định hình tương lai ASEAN. Với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động", diễn đàn gồm 5 phiên toàn thể chính thức cùng nhiều hoạt động quan trọng được xem tạo bước đệm cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm tăng cường liên kết khu vực và tìm kiếm cơ hội để bứt phá, phát huy vai trò trung tâm. Sự kiện nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế, đánh giá đây là một nền tảng chiến lược để định hình tương lai của khu vực ASEAN trong bối cảnh chuyển đổi toàn cầu đầy thách thức.Tại AFF 2025, Trung Nguyên Legend là thương hiệu được chọn cung ứng cà phê cho các đại biểu, khách mời, góp phần lan tỏa giá trị đặc biệt của cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Đông đảo đại biểu, khách mời tham dự AFF 2025 đã có ấn tượng đặc biệt với hệ sinh thái cà phê đa dạng, khác biệt, và những ly cà phê năng lượng tuyệt hảo Ottoman - Roman - Thiền của Trung Nguyên Legend.Những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Ngoại giao đặc biệt chọn làm món quà ngoại giao gửi đến lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đoàn đại biểu, chuyên gia quốc tế tham dự chương trình, gửi gắm tinh thần, văn hóa và triết lý cà phê đến từ Việt Nam mong muốn lan tỏa đến cộng đồng ASEAN và bạn bè quốc tế.Đặc biệt, trong khuôn khổ AFF 2025, Trung Nguyên Legend đã giới thiệu trải nghiệm sản phẩm Thiền cà phê cho các chính khách cấp cao ASEAN, các chiến lược gia hàng đầu khu vực và quốc tế, mang đến một góc nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa cà phê đến từ Việt Nam. Đồng thời, tham gia tọa đàm "Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì An ninh lương thực khu vực", Trung Nguyên Legend đã trình bày tham luận "Hệ sinh thái cà phê Trung Nguyên Legend với nông nghiệp thông minh toàn diện" với nội dung chính là sáng tạo có trách nhiệm và bền bỉ trong một thế giới đầy biến động bằng những giải pháp từ cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập sâu rộng của cộng đồng ASEAN trong tương lai.Với những đóng góp tích cực góp phần tạo nên thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, BTC chương trình đã tặng bằng khen và cúp ghi nhận sự hỗ trợ to lớn và cam kết vững chắc của Trung Nguyên Legend đối với Diễn đàn.Là thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã luôn không ngừng nỗ lực nâng tầm giá trị cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu. Trong nhiều năm qua, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend luôn được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, cũng như các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, trở thành "đại sứ ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế. Trung Nguyên Legend còn là thương hiệu cà phê được chọn cung ứng, phục vụ tại các sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, các kỳ họp Quốc hội, Diễn đàn phụ nữ toàn cầu, Gumball 3000,… góp phần khẳng định, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam. Các tuyệt phẩm cà phê năng lượng của Trung Nguyên Legend cũng được ưu tiên chọn làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế, các đại sứ như một món quà đại diện cho văn hóa và tinh thần cà phê Việt Nam. Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Quốc Phòng chọn làm quà tặng ngoại giao thể hiện tinh thần sáng tạo, mạnh mẽ và năng động của Việt Nam gửi đến bạn bè quốc tế.Với tinh thần sáng tạo không ngừng, Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu, cô lọc tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới trong các sản phẩm, không gian hàng quán giới thiệu đến bạn bè quốc tế, nhằm tôn vinh giá trị cà phê và văn hóa cà phê. Vừa qua, từ ngày 17 - 21.2.2025, Trung Nguyên Legend đã tham gia Gulfood 2025 tại Dubai (UAE) - triển lãm lớn nhất khu vực Trung Đông, một trong những triển lãm thương mại lớn hàng đầu thế giới về chuyên ngành thực phẩm, nông sản. Tại đây, hệ sản phẩm cà phê năng lượng đặc biệt cà phê Ottoman - Roman - Thiền cùng những nét văn hóa cà phê đặc sắc đến từ Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan quốc tế đến tìm hiểu, mở rộng cơ hội hợp tác.Đặc biệt, từ năm 2023, Trung Nguyên Legend đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc về cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam phát sóng toàn cầu. Câu chuyện Trung Nguyên Legend "kết hợp nông sản đặc trưng với việc xây dựng, định vị thương hiệu đại diện cho văn hóa, lối sống lành toàn diện" đã thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về Việt Nam, từ một cường quốc xuất khẩu cà phê đang từng bước có những đóng góp quan trọng cho văn hóa cà phê toàn cầu. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu đến hết tháng 3.2025.Được biết, Trung Nguyên Legend đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm, mô hình, dự án, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, EU, Ấn Độ,… và trên toàn cầu. Đặc biệt, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đang chuẩn bị mở trụ sở chính tại Mỹ trong năm nay để quảng bá mạnh mẽ cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam tại cường quốc kinh tế hàng đầu này. Với sự hiện diện đặc biệt tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc quảng bá và nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ hiện thực hóa khát vọng "đưa cà phê Việt Nam được nhìn nhận trên phạm vi toàn cầu" để "tới một ngày, nói đến cà phê, thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam", Trung Nguyên Legend thể hiện sự đồng hành cùng cộng đồng ASEAN trong việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, bền vững, hướng tới cộng đồng thế giới hòa bình, ổn định, phát triển.
Với những người trẻ mới tốt nghiệp, vừa bước chân vào thị trường lao động và không còn nhận hỗ trợ tài chính từ gia đình lại càng khó khăn hơn. Mới xin được việc làm sau tết, Phan Thị Kiều Vy (23 tuổi), ngụ tại Q.6, chia sẻ hiện tại lương chính thức chỉ hơn 8 triệu đồng/tháng, nhưng các chi phí sinh hoạt căn bản đã khoảng 5 triệu đồng. “Dù mình đã tiết kiệm hết mức rồi nhưng tháng nào có đám cưới hay đi chơi là không dư một đồng”, Vy nói. Vì mới ra trường nên Vy tạm chấp nhận cuộc sống này. Cô nàng hy vọng thời gian sau mức lương khá hơn và sẽ có được 1 khoản để tiết kiệm.
Bất ngờ với hai bãi biển Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới trên mạng xã hội
Một số nghiên cứu cho biết, những cặp vợ chồng có kinh nghiệm sử dụng và thực sự muốn sử dụng BCS để tránh thai thì tỷ lệ thất bại vào khoảng 3 thai nghén cho 100 phụ nữ sử dụng trong một năm. Nguyên nhân thất bại là do sử dụng BCS không đều đặn hay không đúng quy cách, BCS bị hỏng do điều kiện bảo quản kém. Hiện tỷ lệ thất bại có giảm đi nhiều vì người ta đã sử dụng thêm chất diệt tinh trùng hoạt động như chất bôi trơn trên bề mặt BCS.