Bí quyết giúp nàng chăm da khỏe đẹp rạng ngời đón Tết 2024
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo có tổng mức đầu tư là 1.670 tỉ đồng, được triển khai đầu tư bởi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Đây là liên doanh hợp tác giữa Vinamilk (đại diện là công ty con Vilico) và Tập đoàn đa ngành Sojitz của Nhật Bản.Đây là kết quả đầu tiên hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ có giá trị 500 triệu USD giữa Vinamilk - Vilico - Sojitz và tỉnh Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 (tại Nhật Bản).Dự án khởi công năm 2023 và hoàn thành toàn bộ đầu tư xây dựng chỉ hơn một năm sau. Trong đó, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ quý 4/2024. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là tổ hợp khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến thịt bò cao cấp đầu tiên và có quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam.Trong chuyến thăm, Thủ tướng hoan nghênh hai doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực hóa biên bản ghi nhớ trong thời điểm đại dịch Covid-19, thể hiện tinh thần "đã nói là làm, đã hứa, đã làm là ra sản phẩm cụ thể". Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Tôi rất vui khi đây là một dự án 500 triệu đô la đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Rất khó để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do hiệu quả mang lại không như công nghiệp, nhưng có ý nghĩa riêng". Dự án cũng được đánh giá có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc chăm lo sức khỏe, thể chất, đời sống cho người dân Việt Nam, với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm bảo đảm ngon - sạch, chăn nuôi chế biến đúng quy trình có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổ hợp được triển khai trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gồm 2 phân khu chính: trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô lên tới 10.000 con và nhà máy chế biến thịt bò với công suất lên tới 30.000 con/năm, tương đương sản lượng 10.000 tấn thịt/năm. Báo cáo với Thủ tướng, ông Mizushima Kozo, Tổng giám đốc của Sojitz Việt Nam, chia sẻ: "Dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, định hình tương lai của ngành sản xuất thịt bò, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam". Trực tiếp thị sát các khu vực sản xuất, gặp gỡ ban giám đốc và người lao động tại nhà máy, Thủ tướng đã nghe báo cáo về công nghệ chế biến, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Cụ thể, dây chuyền giết mổ, chế biến tự động với công nghệ mới nhất từ châu Âu và Nhật Bản, toàn bộ quy trình được thực hiện trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.Hệ thống băng chuyền và đóng gói thông minh giảm thiểu tiếp xúc tay người, giữ nguyên nhiệt độ và độ tươi ngon của thịt. Thịt bò được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong suốt quá trình sản xuất và phân phối, giúp duy trì chất lượng, dinh dưỡng và hương vị, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó, nhà máy còn đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sản xuất xanh, giảm phát thải hướng đến phát triển bền vững.Về tiến độ, ông Harumoto Yoichi, Tổng giám đốc Công ty JVL cho biết: "Dự án nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vinamilk, Vilico và Sojitz với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và quản trị vận hành". Hạng mục Trang trại chăn nuôi bò thịt cũng đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 5/2025. Với kinh nghiệm từ Vinamilk, trang trại bò thịt sẽ được vận hành theo các tiêu chuẩn cao như Global S.L.P, từ đó hoàn thiện quy trình khép kín "3 trong 1" từ chăn nuôi, sản xuất và phân phối.Đại diện Công ty JVL cho biết sắp tới, công ty sẽ giới thiệu thương hiệu "Thịt bò tươi ủ mát NIKU-ICHI" với nhiều dòng sản phẩm độc đáo, cao cấp. Bên cạnh đó, JVL cũng đã thành công đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến như xúc xích, bò viên, các sản phẩm thịt bò tẩm ướp sẵn,… gia tăng sự tiện lợi."Các sản phẩm thịt bò tươi ủ mát của JVL đã bắt đầu gia tăng nhận diện trên thị trường, trở thành nguồn cung ứng chất lượng cho các nhà hàng và có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước... Trong thời gian tới, khi cả tổ hợp đi vào hoạt động, độ phủ thị trường sẽ được tăng cường mạnh mẽ" - ông Harumoto, Tổng giám đốc JVL, cho biết thêm.Với thế mạnh đến từ Vinamilk, Vilico và Sojitz, dự án được kỳ vọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà cả hướng tới xuất khẩu thịt bò "made in Vietnam" chất lượng cao đến nhiều quốc gia.
Top 7 phương pháp trị sẹo lồi phổ biến hiệu quả với cả sẹo lâu năm
Sự kiện thể thao FAVIJA KANTO CUP 2023 đã trở thành một điểm hẹn náo nhiệt, kết nối tình đồng bào, đồng hương, tăng cường đoàn kết dân tộc và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị thân thiết giữa chính phủ và nhân dân hai nước.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 15.3.2024
Không những vậy, quá trình khám nghiệm tử thi cũng phát hiện một khối máu đông đặc nặng 300 gram trong cơ thể bệnh nhân. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy người đàn ông này không có đơn kê thuốc chứa sildenafil. Nói cách khác, chính ông đã tự động mua Viagra uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Đối với TP.HCM từ ngày 1.5, có thể xuất hiện mưa giông ở các quận Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh, khả năng mưa là 60%. Như vậy, so với một số bản tin trước đó, TP.HCM mưa có thể xuất hiện sớm hơn 1 ngày. Đến ngày 2.5, mưa tiếp tục ở những khu vực trên và mở rộng ra các quận lân cận.
Trồng hàng chục ngàn cây xanh trên đèo Măng Đen
Ông Hoài cho biết đến thời điểm này, Sở VH-TT-DL Lâm Đồng chưa nhận được văn bản nào của doanh nghiệp nói trên về việc đổi tên. Ông Hoài thông tin thêm, theo luật Di sản văn hóa hiện hành thì chưa có điều nào đề cập đến việc thay đổi tên di tích danh lam thắng cảnh. "Thác Prenn được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia, do đó, nếu chủ đầu tư muốn thay đổi tên thì cấp có thẩm quyền cho phép thay đổi phải là cấp bộ", ông Hoài nói và cho biết đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ kiểm tra lại thông tin việc đổi tên thác Prenn cùng hoạt động liên quan.

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Lòng dân che chở
Đông Thiên Đức tiết lộ bí mật đằng sau bản hit triệu view của Anh Tú
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.
Bắt nữ bị can 'dùng chiêu xem tướng số', lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
danh bai lot do
Xuân Ất Tỵ 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Sau trận lũ quét kinh hoàng vào tháng 9.2024, họ đã được chuyển đến khu tái định cư mới trên đồi Sim rộng 10 hecta, với 40 ngôi nhà sàn, một nhà sinh hoạt cộng đồng và một điểm trường. Đến nay, 33 hộ dân đã ổn định cuộc sống tại đây, đón tết trên mảnh đất mới.Dù nỗi đau mất mát vẫn còn hiện hữu, nhưng không khí tết đã bắt đầu lan tỏa. Chị Hoàng Thị Bóng (người mất chồng trong trận lũ quét sau bão Yagi) đã cùng con trai trồng những luống hoa từ khi chuyển về nhà mới, và nay hoa đã bắt đầu nở, cũng như gia đình chị, bắt đầu một cuộc sống mới sau đau thương."Tất cả mọi miền tổ quốc cùng hướng về đây ủng hộ Làng Nủ thì bây giờ được có căn nhà khang trang và được có chỗ ăn chỗ ở đi lại thì bây giờ chị yên tâm và ổn định. Nhưng mà cái nỗi buồn của chị thì cái mất mát nó ập đến thì quá quá nhanh. Chị cũng cố gắng dần dần để lại phát triển kinh tế về ổn định cuộc sống để làm ăn", chị Bóng chia sẻ. Cũng như chị Bóng, nhiều người ở Làng Nủ cũng khó có thể tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Anh Nguyễn Văn Thinh, người mất 14 người thân trong cơn lũ, trong đó có cha mẹ, vợ, hai con và hai em trai, vẫn đang cố gắng vượt qua nỗi đau. Trong ngày chuyển vào nhà mới, anh được họ hàng và bà con động viên, mong anh sớm ổn định cuộc sống. Tết này, những người còn lại trong gia đình tập trung ở căn nhà mới của anh Thinh để làm cơm cúng cho người đã khuất."Rất cảm ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ để làm được cái nhà ở. Mong những người còn sống vực lại tinh thần, cùng vui trong ngôi nhà mới mà Nhà nước hỗ trợ", ông Hoàng Văn Tiến - cha vợ anh Thinh, tâm sự. Đối với trẻ em Làng Nủ, tết năm nay mang đến hy vọng mới. Tại điểm trường mầm non trong khu tái định cư, các cô giáo đã tổ chức nhiều hoạt động chào xuân như kéo co, nhảy bao bố, biểu diễn văn nghệ và trải nghiệm giã bánh dày – một phong tục truyền thống của người Tày. Những hoạt động này không chỉ giúp các em nhỏ mà cả phụ huynh cảm nhận được không khí tết ấm áp và gắn kết.Chỉ vài tháng trước, thôn Làng Nủ gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau trận lũ quét lịch sử, khiến 158 người dân mất nhà cửa và 56 người tử nạn. Giờ đây, tại khu tái định cư mới, cuộc sống đang dần hồi sinh. Dẫu nỗi đau vẫn còn đó, người dân Làng Nủ khác hiểu rằng, họ cần phải bước tiếp, vì những người đã khuất và vì chính tương lai của mình. Tiếng cười của trẻ thơ Làng Nủ không chỉ báo hiệu một mùa xuân mới mà còn là biểu tượng cho niềm hy vọng, cho một tương lai tươi sáng hơn trên vùng đất đã từng chìm trong đau thương.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư