Khi ông Biden nhằm gần, tính xa
Trong đơn, chị Đào phản ánh việc con gái chị là N.T.K.N, học sinh lớp 4/4 của Trường tiểu học Phú Lợi, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bị các bạn cùng lớp bạo lực học đường vào chiều 3.4.Xe tải chạy ngược chiều, tài xế đòi đánh người khác khi bị chặn đường
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.
Đằng sau sự 'hướng nội' của Trung Quốc
Trên sân Thanh Hóa tối 9.3, HAGL chỉ còn cách chiến thắng trước chủ nhà khoảng 2 phút bù giờ. Nếu bảo toàn tỷ số 2-1, đội bóng phố núi sẽ có 20 điểm, vươn lên hạng 9 V-League 2024 - 2025. Dù vậy, HAGL lại thủng lưới ở những giây cuối cùng. Quang Nho phạm lỗi trong vòng cấm, trọng tài kiểm tra pha quay chậm rồi cho CLB Thanh Hóa hưởng phạt đền. Trên chấm 11 m, Lucas Ribamar dứt điểm thành công, khiến HAGL đánh rơi 2 điểm ở phút 90+9. Đây không phải lần đầu, HAGL "cầm vàng lại để vàng rơi". Cũng trong trận gặp Thanh Hóa ở lượt đi trên sân Pleiku, học trò HLV Lê Quang Trãi dẫn trước ở phút 47, nhưng rồi lại để đối thủ gỡ hòa ở phút 90+4. Tính riêng 2 cuộc so tài với đội bóng xứ Thanh, HAGL đã có thể lấy trọn 6 điểm nếu phòng ngự tập trung trong những giây cuối, nhưng rốt cục chỉ có 2 điểm. Bóng đá không có chữ "nếu". Việc không chắt chiu điểm số đang khiến HAGL chìm sâu, dù giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Vũ Tiến Thành và cầu thủ đã nỗ lực đến cùng để gỡ rối. Tình cảnh dẫn bàn rồi bị gỡ hòa, thậm chí thua ngược đã lặp đi lặp lại nhiều lần với HAGL mùa này. Trần Minh Vương cùng đồng đội dẫn trước CLB Đà Nẵng, rồi bị cầm hòa bởi bàn gỡ phút 68. Ở trận gặp Bình Dương, HAGL cũng vượt lên dẫn 1-0, sau đó thua đậm 1-4. Còn ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Pleiku lượt đi, HAGL đã dẫn 2-0, rồi để đối thủ gỡ 2-2, trong đó bàn ấn định trận hòa của đội TP.HCM được ghi ở phút... 90.Tổng cộng, HAGL đã đánh rơi 11 điểm trong các trận đấu mà đội bóng này dẫn bàn, trong đó hầu hết bàn gỡ của đối thủ diễn ra trong 20 phút cuối trận. Khởi đầu hào hứng, nhưng không duy trì được sự ổn định và sụp đổ trong những phút cuối. Đó là đặc trưng của đội bóng trẻ. Ở trận thua 1-4 trước Bình Dương lượt đi, HLV Lê Quang Trãi đã thừa nhận các cầu thủ trẻ HAGL không làm chủ được nhịp chơi dẫn đến thất bại.Cầu thủ trẻ, với vốn kinh nghiệm non nớt, thường không duy trì được sự tập trung đến cuối. Tâm lý bất ổn dẫn đến sự luống cuống trong các pha xử lý, điều này đẩy cầu thủ đến gần hơn với sai lầm.Tuy nhiên, cuộc đua trụ hạng ở V-League rất khốc liệt, chẳng phân biệt đâu là đội trẻ, đâu là đội... già. Chỉ có thắng, hòa và thua, và sau cùng điểm số mới là thứ định đoạt số phận các đội.Với vỏn vẹn 2 chiến thắng trong 14 trận đã qua, HAGL đã rơi xuống thứ 11. Khoảng cách 5 điểm với nhóm play-off chưa thể nói là an toàn, khi mùa giải còn 10 vòng đấu. Các đối thủ đua tranh trụ hạng như Hải Phòng, Quảng Nam, SLNA đều thắng ở vòng này để băng băng tiến lên. Chỉ còn các đội HAGL, Bình Định, Đà Nẵng và CLB TP.HCM vẫn loay hoay trong chuỗi ngày sa sút không hồi kết.Nhiệm vụ trước mắt của HAGL là siết lại kỷ luật tập thể và tích lũy bài học từ trong sai lầm. Một trận đấu ở V-League luôn rất dài, đòi hỏi học trò ông Lê Quang Trãi cần có sức bền tâm lý tốt hơn, để không còn để điểm số tuột khỏi tầm tay. 3 vòng tới, HAGL gặp toàn đối thủ mạnh như CLB Bình Dương, CLB Công an Hà Nội và CLB Hà Tĩnh, sau đó đá 2 trận với đối thủ cùng cảnh ngộ như Hải Phòng và Bình Định. 5 trận đấu này sẽ quyết định HAGL đi về đâu trong cuộc đua trụ hạng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Chị Nguyễn Thùy Dương, ở Bình Thạnh thì cảm nhận một tuần nay, buổi trưa nắng nóng rất gay gắt còn sáng và chiều lại oi bức rất khó chịu. Đặc biệt ngày hôm sau dường như lại nóng hơn ngày hôm trước. "Tôi có theo dõi thông tin thời tiết thì thấy nhiệt độ ở thành phố thường 35 - 37 độ C nhưng cảm nhận nóng hơn như thế rất nhiều. Tham khảo trên ứng dụng điện thoại ngày 23.4, nhiệt độ cảm nhận đỉnh điểm 42 độ C, khá phù hợp với cảm nhận của mình. Tuy nhiên, dự báo đến cuối tuần này vào ngày 26 - 27.4, nhiệt độ cảm nhận đỉnh điểm lên đến 45 - 46 độ C thì thật khủng khiếp, không biết thực hư thế nào", chị Thùy Dương lo lắng.
Chạy marathon lúc 0 giờ giữa lòng TP.HCM
Chiều ngày 20.1, TAND Q.4 (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Thanh Khoa (40 tuổi, H.Nhà Bè, TP.HCM) về tội "cố ý gây thương tích". Khoa là bị cáo đã hành hung cô gái đi đường sau va quệt giao thông vào ngày 9.12.2024.Phiên tòa do thẩm phán Tần Quốc Bình làm chủ tọa. Trong phần thủ tục, thư ký thông báo người bị hại là chị Q.T.A có đơn xin xét xử vắng mặt.Tại tòa, Bùi Thanh Khoa thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Bị cáo Khoa cũng khai rất ân hận về hành vi côn đồ của mình. Bị cáo trình bày rất muốn xin lỗi người bị hại. Nếu người bị hại có mặt ở đây, bị cáo rất muốn xin lỗi người bị hại.Luận tội, đại diện Viện KSND Q.4 cho rằng cần xử lý nghiêm đối với hành vi phạm tội của bị cáo, song bị cáo phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nên đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo từ 9 - 12 tháng tù.Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Khoa 1 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, bị hại không yêu cầu nên HĐXX không xem xét.Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 20 ngày 9.12, chị Q.T.A (23 tuổi, ở Q.1) chạy xe máy SH biển số TP.HCM trên đường Khánh Hội theo hướng từ Q.7 qua cầu Kênh Tẻ. Khi đến trước nhà số 120 - 122 đường Khánh Hội, thì bị Khoa điều khiển xe mô tô 59 H1- 547.48 ép xe vào lan can giữa đường làm xe của chị A. va vào phía sau xe của Khoa.Lúc này, Khoa dừng xe, quay lại dùng hai tay đánh liên tiếp vào mặt chị A. Khi cô gái té ngã vào lan can giữa đường, Khoa tiếp tục đánh vào vùng đỉnh đầu, đá vào mặt chị A.Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đánh chị A., cho đến khi có người lái xe 16 chỗ dừng xe lại can ngăn thì Khoa mới dừng lại, rồi lên xe bỏ đi.Sau khi bị Khoa đánh gây thương tích, chị A. đến Công an P.4 (Q.4) trình báo sự việc và đến Bệnh viện Q.4 khám vết thương.Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Q.4, chị A. lúc vào viện trong tình trạng chấn thương, bị sưng vùng gò má bên phải... Chị A. có đơn yêu cầu giám định thương tích, và xử lý hình sự đối với Khoa.Một người đi đường khác cũng cung cấp dữ liệu camera cho cơ quan điều tra và đề nghị xử lý nghiêm hành vi của Khoa. Công an đã làm việc với tài xế xe 16 chỗ, người đã can ngăn việc Khoa đánh chị A.Ngày 10.12.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.4, TP.HCM bắt khẩn cấp Bùi Thanh Khoa.Theo cơ quan điều tra, hành vi của Khoa đánh liên tiếp vào mặt và vùng đầu của chị A. gây thương tích là thể hiện tính côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích; gây bức xúc dư luận, nên cần xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.