MSI công bố màn hình giúp người dùng "gian lận" trong game
Giá dầu hôm nay được dự báo tăng nhẹ, tuy vậy, mọi dự báo cho thấy thị trường khó biến động do không có dữ liệu quan trọng nào trong tuần này, ngoài thông tin về tồn kho xăng dầu tại Mỹ.Tài sản tăng nhanh trong hàng ngũ 'tiểu triệu phú' ở Mỹ
TP.Cao Lãnh đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm phát triển xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của Đồng Tháp. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, đô thị TP.Cao Lãnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể. Nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, mở rộng tạo không gian phát triển cho thành phố, góp phần giúp diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. TP.Cao Lãnh đã thực hiện đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại 2 và đang phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào các mặt sản xuất, đời sống xã hội để từng bước xây dựng Cao Lãnh theo mô hình thành phố thông minh. TP.Cao Lãnh đã thành lập Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC), thanh toán không dùng tiền mặt ở nhiều tuyến đường và thí điểm triển khai mô hình “Làng thông minh”… Nét nổi bật của TP.Cao Lãnh là môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện đáng kể, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024, có 747 doanh nghiệp và hơn 3.400 hộ kinh doanh đăng ký thành lập mới, chiếm khoảng 20% tổng vốn doanh nghiệp đăng ký thành lập của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, nâng tổng số doanh nghiệp của thành phố lên gần 1.700 doanh nghiệp và 16.600 hộ kinh doanh đang hoạt động. Cơ cấu kinh tế của TP.Cao Lãnh đang chuyển dịch đúng hướng; trong đó thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, trở thành ngành kinh tế trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng chung của địa phương. Các ngành công nghiệp chủ lực dần phát triển theo chiều sâu, hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp đô thị tiếp tục phát triển theo hướng xanh, theo chuỗi giá trị thích ứng với yêu cầu thị trường, có truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tính chủ động và sáng tạo của người dân trong hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc và tạo động lực mới để kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của TP.Cao Lãnh chỉ còn 0,39%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 86,98 triệu đồng, tăng 32,62 triệu đồng so với năm 2021.Ông Võ Phan Thành Minh, Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh cho biết, địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại 1 và đi đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp và phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. “Thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường trọng điểm, dự án lớn để mở rộng phát triển đô thị, tạo điểm nhấn về không gian đô thị cho thành phố. Đồng thời, tăng cường kêu gọi đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực kinh tế chủ lực, động lực quan trọng trong phát triển địa phương. Xây dựng TP.Cao Lãnh trở thành một đô thị thông minh, năng động - văn minh, an toàn và thân thiện”, ông Võ Phan Thành Minh cho biết thêm.
Chiến binh bầu trời - Kỳ 1: Máy bay vận tải ném bom
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Nghiện mua sắm thời trang, bạn có bao nhiêu biểu hiện?
Một năm 2024 nhiều sự kiện ngập tràn cảm xúc đã khép lại, những người hùng vô địch AFF Cup 2024 đang tranh thủ dành vài ngày nghỉ quý giá bên gia đình, người thân đón cái Tết Ất Tỵ. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh như mọi năm lại cùng bố mẹ từ Bình Dương trở về quê nhà Hải Dương đón mừng năm mới bên gia đình, họ hàng.Sau thời khắc giao thừa, chân sút ghi đến 23 bàn thắng cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam trong năm 2024 đã chia sẻ tấm ảnh anh đi dạo ở quảng trường gần nhà kèm lời chúc chân thành: "Kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng!".Trong khi đó, không có lời dẫn cụ thể nhưng tiền đạo trẻ Bùi Vĩ Hào nhận được nhiều lời tấm tắc khi khoe những tấm ảnh hạnh phúc bình lặng bên bà xã trẻ của mình, sau 1 năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên sân cỏ.Hiện Bùi Vĩ Hào đang là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2024, với 5 bàn thắng tại V-League 2023 - 2024, 1 bàn thắng ở Cúp quốc gia 2023-2024, cùng đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024.Ở cấp độ đội tuyển Việt Nam, chân sút trẻ sinh năm 2003 tham dự vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, đặc biệt có đóng góp khá hiệu quả trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 với nhiều trận được HLV Kim Sang-sik sắp đá chính.Trong khi đó, hậu vệ Vũ Văn Thanh nhận được nhiều trầm trồ khi khoe bộ ảnh đẹp lung linh, vừa thể hiện được khí chất mạnh mẽ lẫn sự tinh tế, quyến rũ của chàng "trai chưa vợ" trong bộ đồ truyền thống màu sáng khỏe mạnh."Chúc mừng năm mới 2025. Xin chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý, bình an và gặp thật nhiều may mắn", Văn Thanh chia sẻ trên trang cá nhân.Về phần mình, thủ thành Nguyễn Filip gây ấn tượng với tấm ảnh tập luyện đăng vào ngày 29 Tết Ất Tỵ, cho thấy anh đang rất quyết tâm rèn luyện, giúp giữ phong độ cao cho năm mới sẽ rất bận rộn trong màu áo CLB Công an Hà Nội và đội tuyển Việt Nam."Cầu thủ chuyên nghiệp không có 1 kỳ nghỉ đúng nghĩa. Dù là Tết hay Giáng sinh thì chúng tôi cũng thường không có quá nhiều điều kiện để làm những công việc khác. Rời ra chiếc găng tay và sân cỏ thì sẽ là quãng thời gian cho những buổi chạy bộ và tập gym thế này đây. Chúc mọi người chiều 29 Tết vui vẻ. Tối nay cùng quây quần xem Táo quân nhé!", thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ.Phát hiện của HLV Kim Sang-sik trong năm 2024, khi từ vị trí hậu vệ biên bó vào trong trở thành sự lựa chọn số 1 trong vai trò trung vệ lệch phải, Phạm Xuân Mạnh cũng có lời chúc giản dị mà ý nghĩa gửi đến mọi người sau thời khắc giao thừa."Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Chào xuân 2025. Chúc mừng năm mới", Phạm Xuân Mạnh chia sẻ trên trang cá nhân.Được biết, phần lớn những người hùng AFF Cup 2024 sẽ chỉ có vài ngày ngắn ngủi nghỉ ngơi bên gia đình, khi nhiều đội bóng V-League nhanh chóng tập luyện trở lại từ ngày 31.1 (nhằm mồng 3 Tết Ất Tỵ).