Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp
Bên cạnh danh sách 10 ô tô đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, nghiên cứu mới nhất của iSeeCars dựa trên cơ sở phân tích giá của hơn 700.000 xe ô tô đã qua sử dụng và số km đã đi của hơn 368 triệu xe đã qua sử dụng… cũng phân tích, xếp hạng các dòng ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn.Theo iSeeCars, trung bình mỗi chiếc ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm có giá vào khoảng 23.652 USD và tuổi thọ trung bình còn lại là 8,6 năm tương ứng khoảng 2.735 USD cho mỗi năm sử dụng còn lại. Đáng chú ý, chiếm phần lớn các vị trí trong danh sách này là các mẫu ô tô hybrid của Toyota và Ford. Ông Karl Brauer, chuyên gia phân tích kiêm Giám đốc điều hành iSeeCars cho biết: "Toyota dẫn đầu ngành về lĩnh vực phát triển xe hybrid, điều này thể hiện ở việc hãng sản xuất ô tô này nắm giữ ba trong bốn vị trí trên mức trung bình về xe hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng tin cậy nhất với mức giá hợp lý nhất".Cụ thể, Toyota Prius đã qua sử dụng 5 năm là mẫu ô tô đáng cân nhắc nhất để chọn mua, khi có giá trị còn lại theo năm ở mức thấp nhất. Giá bán trung bình mỗi chiếc Toyota Prius sau 5 năm sử dụng vào khoảng 22.006 USD, trong khi đó tuổi thọ còn lại dự kiến của mẫu xe này lên tới 9 năm. Như vậy, nếu mua Toyota Prius đã qua sử dụng được 5 năm, trung bình mỗi năm chủ sở hữu mới của mẫu xe này mất khoảng 2.452 USD.Toyota Camry Hybrid xếp thứ hai trong danh sách những mẫu ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, khi có giá bán lại trung bình 23.364 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 9,4 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.491 USD.Vị trí thứ ba thuộc về Ford Fusion Energi, khi mẫu xe này có giá bán lại trung bình 19.336 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 7,7 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.521 USD. Trong khi đó, vị trí thứ 4 lại thuộc về một mẫu xe khác của Toyota là Avalon Hybrid. Mẫu sedan này có giá bán lại trung bình 28.901 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 10,8 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.665 USD. Phiên bản Ford Fusion Hybrid chốt lại top 5, qua đó thiết lập thế áp đảo của Toyota và Ford trong danh sách này. Khác với bản Fusion Energi, phiên bản Fusion Hybrid có giá bán lại trung bình 17.808 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 5,3 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 3.333 USD.Các vị trí còn lại trong danh sách những mẫu ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, gồm: Lexus RX 450h/450hL, Toyota Highlander Hybrid, Hyundai Sonata Hybrid và Ford Escape Hybrid với thông tin cụ thể như sau:Xe khách chở học sinh vượt ẩu, tài xế còn 'thách thức' khi bị chặn đường
Như Báo Thanh Niên đã đưa, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã nhờ thông qua VFF liên hệ BTC AFF Cup 2024, đề nghị đổi chiếc HCV "không giống ai" của mình.Trong khi cả đội tuyển Việt Nam đều nhận tấm HCV in dòng chữ "Champion" (Vô địch), riêng Tiến Linh lại ngỡ ngàng khi các fan tinh mắt phát hiện ra tấm HCV của anh dù mạ vàng nhưng lại in dòng chữ "Runner up" (Á quân).Sự cố nhỏ ngoài ý muốn với lỗi hiếm gặp này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các CĐV Việt Nam. Đến lúc này, Tiến Linh đã có tổng cộng 4 tấm HCV trong màu áo đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam.Chân sút sinh năm 1997 đã có 2 lần cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 20218 và 2024, bên cạnh đó có 2 lần giúp đội tuyển U.23 Việt Nam đoạt 2 tấm HCV lịch sử ở nội dung bóng đá nam tại SEA Games.Đến lúc này, BTC AFF Cup 2024 đã nhận được lời đề nghị của Tiến Linh. Họ đã xin lỗi về sự cố ngoài ý muốn, khẳng định sẽ trao cho Tiến Linh tấm HCV "xịn" như các đồng đội khác.Được biết, toàn bộ chi phí để sản xuất, vận chuyển để trao tấm HCV mới có dòng chữ "Champion" cho Tiến Linh sẽ được chi trả bởi BTC AFF Cup 2024.Sau khi trở về với chức vô địch AFF Cup 2024, Tiến Linh đã vào sân trong hiệp 2 và ghi bàn trong loạt luân lưu 11 m, giúp CLB Bình Dương đánh bại CLB Nam Định ở vòng 1/8 Cúp quốc gia 2024 - 2025.Được biết do phải làm mới lại từ đầu tấm HCV, cộng thêm thời gian vận chuyển nên nhiều khả năng Tiến Linh sẽ phải chờ thêm thời gian để nhận được tấm HCV, nhiều khả năng sau Tết Nguyên đán.
Trung Quốc công bố gì sau hai năm điều tra máy bay rơi khiến 132 người chết?
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.
Dù kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đã khép lại, nhưng tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) vẫn là địa điểm thu hút nhiều người dân và du khách. Sáng 4.2.2025 (mùng 7 tháng giêng), khác với hình ảnh đông đúc những ngày trước, bên trong các ga metro giờ đã trở nên thư thoáng hơn, nhưng vẫn mang lại một không khí vui tươi, tấp nập còn đậm sắc xuân.Ghi nhận tại ga Bến Thành, khu vực xếp hàng mua vé vẫn tập trung đông người. Hầu hết hành khách đều chọn vé giấy thay vì vé điện tử, dẫn đến việc xếp hàng dài hơn.Trái ngược với những ngày tết cao điểm, khu vực hành lang, lối dẫn xuống ga và ke ga đã trở nên thông thoáng hơn. Ngay tại hai ga ngầm Nhà hát Thành phố và Ba Son, số lượng hành khách cũng giảm rõ rệt.Bên trong các toa tàu, không khí dễ chịu hơn khi hành khách không còn chen chúc, chật chội khi đi lại. Nhiều người đi tàu cảm thấy thoải mái khi ngắm cảnh, trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Nhiều người tranh thủ chụp ảnh, ghi lại ký ức với tuyến metro trong những ngày xuân. Nhiều người cho biết bây giờ đến metro cũng để trải nghiệm vui chơi trong những ngày chưa đi làm, số khác vì ngại đông đúc trong những ngày tết nên chọn hôm nay để đi lại.Dù tết đã qua, nhưng chuyến hành trình du xuân trên metro vẫn mới bắt đầu đối với nhiều người. Trong những ngày lộc xuân, việc cùng gia đình, bạn bè trên tuyến metro số 1 không chỉ là một trải nghiệm thú vị, mà còn là cách để bắt đầu một năm mới với những chuyến đi suôn sẻ, thuận lợi.
Chiến sự Ukraine ngày 784: Vụ tập kích gây tổn thất nặng giữa 'cơn khát' vũ khí
Ngày 7.3, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra lộ trình cụ thể về thực hiện Đề án hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2030 của Chính phủ.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kế hoạch đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, phụ huynh học sinh và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT về hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học sinh.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, tiếp cận các phát minh khoa học, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến phục vụ thiết thực cho công tác quản lý và hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục; tăng cường quảng bá hình ảnh TP ra thế giới, tuyên truyền chủ trương chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT.Cũng trong lộ trình này, Sở GD-ĐT có kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao khả năng giảng dạy, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.Ưu tiên nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, phát triển thêm nhiều chương trình chất lượng cao phù hợp với nhu cầu người học, đa dạng ngôn ngữ giảng dạy, trong đó ưu tiên các chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh.Tích cực nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thu hút, quản lý, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa.Tham gia và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho GD-ĐT; tăng cường liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng, đẩy mạnh hợp tác trao đổi chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và cho ngành.Nâng cao hiệu quả các chương trình học bổng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần hỗ trợ cho sự nghiệp, tăng cường hợp tác song phương, đa phương; đa dạng hình thức hợp tác cùng với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các nước có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới.Trong đó, Sở GD-ĐT cũng đưa ra kế hoạch quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình nước ngoài hoặc dạy chương trình của Việt Nam bằng tiếng nước ngoài…