Những tấm lòng vàng 21.2.2024
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 3.2 đã phân tích các mẫu mô não, gan và thận từ 28 người tử vong năm 2016 và 24 người tử vong năm 2024 tại bang New Mexico (Mỹ) cho thấy trung bình có hơn 3.000 microgram nhựa với mỗi gram tế bào ở những người tử vong năm 2016. Con số này tăng thành 5.000 microgram với những người tử vong năm 2024. Các nhà khoa học cũng phát hiện xu hướng gia tăng các hạt vi nhựa trong mô não từ những người tử vong giai đoạn năm 1997 - 2013 tại Mỹ, ngoài ra nồng độ vi nhựa cao hơn nhiều trong mô não so với gan và thận.Theo The Guardian, cơ thể con người ngày càng bị nhiễm vi nhựa - những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Chúng đã được phát hiện có trong máu, tinh trùng, sữa mẹ, nhau thai và tủy xương. Loại nhựa phổ biến nhất được tìm thấy là polyethylene, được sử dụng trong túi nhựa, bao bì thực phẩm và đồ uống. Nó chiếm trung bình 75% tổng lượng nhựa được sản xuất.Một nghiên cứu khác ngày 30.1 chỉ ra ô nhiễm vi nhựa ngày càng tăng trong nhau thai của trẻ sinh non, ngoài ra còn có nghiên cứu trên chuột phát hiện ra rằng vi nhựa có thể chặn các mạch máu trong não của chuột, gây tổn thương thần kinh, dù lưu ý rằng mạch máu của con người lớn hơn nhiều so với chuột.Theo các chuyên gia, tác động của vi nhựa đến sức khỏe con người chưa được xác định rõ ràng, song chúng được cho là có liên quan đến chứng đột quỵ và đau tim. Ngoài ra, nồng độ vi nhựa được phát hiện cao hơn khoảng 6 lần trong các mẫu não của những người mắc chứng suy giảm trí nhớ. Các nhà khoa học cho rằng cần có thêm những nghiên cứu để hiểu rõ hơn về con đường tiếp xúc với vi nhựa, cũng như rủi ro sức khỏe của nhựa tác động đến các mô của con người.Nhiều tỉ phú có thêm hàng tỉ USD trong năm 2023
Chú rể Lê Xuân Hiền kể thêm: "Trước khi đến sân bóng rổ chụp ảnh thì mình đã chụp một bộ ở phim trường Cần Thơ. Hai vợ chồng mệt quá định hủy buổi chụp ở sân bóng rổ nhưng đứa em chụp hình động viên nên mình và vợ quyết định đem vali lên sân chụp tiếp. Vợ mình cũng chịu khó đi theo và không có một lời than vãn. Cô ấy cũng thích những ý tưởng sáng tạo và chụp ảnh cưới kiểu tự do, không gò bó. Nhờ vậy mà bộ ảnh cưới độc lạ này đã ra đời".
Mỹ có dễ dàng bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc?
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.
Mỗi năm tới dịp lễ tình nhân, nhiều bạn trẻ lại đặt mục tiêu "thoát ế" và đi chùa cầu duyên là cách nhiều người lựa chọn. Chùa Hà và chùa Phúc Khánh là hai địa điểm nổi tiếng được truyền tai mạnh mẽ trong giới độc thân. Những ngày này khách tới chùa phần đông là nam thanh nữ tú đến cầu tình duyên, cầu mong tương lai có đôi, có cặp.Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự, tại đây không thờ ông Tơ, bà Nguyệt nhưng từ lâu trở thành một địa chỉ tâm linh được nhiều người tìm đến để cầu duyên.Theo ghi nhận, từ ngày 12.2 khá đông bạn trẻ, du khách sắm sửa lễ vật đến chùa Hà. Ngoài cầu bình an, xin lộc cho bản thân và gia đình dịp đầu năm, nhiều người đến đây mong chuyện tình duyên thuận lợi.Không chỉ cầu duyên, nhiều người còn đến chùa Hà để xin lộc đầu năm, cầu mong cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt, một năm mới suôn sẻ, bình an, hạnh phúc. "Đi chùa là một cái tín ngưỡng rất là đẹp của người Việt Nam, mình đi chùa mình cầu bình an cầu sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra thì mình cũng có thể cầu những cái may mắn đến với công việc, học tập của mình nữa", chị Hải Yến (ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ. Giá mỗi lễ đầy đủ gồm hoa, sớ, bánh, kẹo, hương, trầu, cau ở cổng chùa bán thường có giá trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Hoa để dâng lên phần lớn là hoa hồng và hoa cúc vì hương thơm dịu nhẹ và có thể để được lâu vào mùa lạnh. Người tới cũng có thể đưa ra những lựa chọn khác như chỉ dâng hương hay góp tiền vào hòm công đức hoặc mua sẵn lễ mang từ nhà. Vốn dĩ trong văn hoá của người Việt coi trọng nhất vẫn là thành tâm.Với người Việt mái đình, chùa là chốn thanh tịnh, an yên, gửi gắm tâm tình và những điều nguyện cầu tốt lành.
Thanh niên tình nguyện đội mưa trợ giúp thí sinh đi thi
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.