Hai tâm trạng trái ngược
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.Nhà đầu tư ngoại có thể không cần ký quỹ khi mua chứng khoán
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).
Giữa dịch bệnh khó khăn, Shark Liên thắp lên ngọn lửa cảm hứng cho startups Việt
Phát biểu được đưa ra khi Tổng thống Putin đến thăm sở chỉ huy của Nhóm tác chiến Kursk. Theo hãng tin Tass, đây là lần đầu tiên ông Putin đến Kursk kể từ khi quân đội Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh này hồi tháng 8.2024.Trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc họp với các chỉ huy quân sự và nghe báo cáo từ Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng Valery Gerasimov. Ông Putin cảm ơn Bộ Tổng tham mưu và các đơn vị đang chiến đấu trong khu vực vì những nỗ lực của họ.Theo Tổng thống Putin, bên cạnh mục tiêu đánh bật quân đội Ukraine ra khỏi vùng Kursk, Moscow cũng sẽ xem xét việc thiết lập một "vùng an ninh" dọc biên giới với Ukraine.Theo tướng Gerasimov, quân đội Nga trong vòng 5 ngày qua đã giành lại 259 km2 lãnh thổ, bao gồm 24 thị trấn và làng mạc. Ông báo cáo lực lượng Ukraine trong khu vực phần lớn đã bị "bao vây" và "cô lập".Tổng tham mưu trưởng Gerasimov cho biết quân đội Ukraine đã mất hơn 67.000 binh sĩ trong nỗ lực xâm nhập. Ông nói quân đội Nga đã giành lại hơn 1.100 km2, tương đương 86% diện tích mà Ukraine từng kiểm soát kể từ khi bắt đầu cuộc phản công ở vùng Kursk vào năm 2024.Chuyến thăm diễn ra chỉ vài giờ sau khi xuất hiện tin tức về việc lực lượng Ukraine đã rút khỏi Sudzha, thành phố lớn nhất do Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk. Các video trên mạng xã hội cho thấy quân Nga treo cờ tại trung tâm thành phố. Theo một số báo cáo, các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở khu vực ngoại ô phía tây và tây bắc của Sudzha.Đầu tuần này, quân đội Nga đã tái kiểm soát 12 khu định cư và hơn 100 km2 đất trong một cuộc tấn công bất ngờ, đồng thời giành lại khu công nghiệp của Sudzha. Chiến dịch này đã được chuẩn bị trong nhiều tháng, với sự tham gia của khoảng 800 binh sĩ đi bộ hàng dặm qua một đường ống dẫn khí trống để thâm nhập vào vị trí của Ukraine.Kyiv đã phát động một cuộc tấn công lớn vào khu vực Kursk hôm 6.8.2024, kiểm soát Sudzha và hàng chục ngôi làng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết mục tiêu của chiến dịch là nhằm giành lợi thế cho các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.Tuy nhiên, bước tiến của Ukraine sau đó bị quân Nga chặn đứng và lực lượng Moscow đã dần dần giành lại lãnh thổ.
Outlander 2020 áp dụng ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield thế hệ mới
Xe máy điện Honda Motocompacto giá 24 triệu đồng, có khả năng gấp gọn
Theo VNMC, các tỉnh ĐBSCL sắp đón thêm một đợt xâm nhập mặn sâu. Nguyên nhân do các hồ chứa trên sông Lan Thương (thượng nguồn sông Mekong đoạn chảy qua địa phận Trung Quốc - PV) đang ở mức khoảng 50% tổng dung tích hữu ích. Trong đó có hồ chứa lớn như hồ Nọa Trác Độ chứa khoảng 40% dung tích (4,4 tỉ m3) và các hồ chứa ở hạ lưu vực sông Mekong cũng đang chứa ở mức khoảng 55%.