$581
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ket qua bong da anh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ket qua bong da anh.Nhiều năm qua, dưa hấu là một trong những cây rau màu chủ lực giúp nông dân vùng ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có thu nhập khá, thoát nghèo.Bà Nguyễn Thị Hiếu (55 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó) cho biết, trồng dưa trên đất giồng cát ven biển cực công chăm sóc và tốn chi phí nhiều hơn so với các vùng đất khác. Nhưng bù lại dưa hấu Mỏ Ó luôn được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng vượt trội, giá bán cao và luôn duy trì ở mức 6.500 - 9.000 đồng/kg.Mỗi năm, bà Hiếu trồng 2 - 3 vụ dưa hấu xen kẽ 1 vụ đậu phộng. Bà bảo, dưa trồng trên đất cát sát biển, dễ bị ảnh hưởng của sương muối và gió mạnh. Thế nhưng, nhờ kinh nghiệm và được đầu tư bài bản nên dưa vẫn bén rễ tươi tốt, năng suất cao và chất lượng. Vụ dưa này, bà ước tính thu hoạch khoảng 8 -10 tấn. Với giá bán hiện tại 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.Hiện đang vào mùa khô, để chủ động nguồn nước ngọt, nhiều hộ dân kéo đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt từ nhà ra ruộng để tưới dưa. Một số khác đào ao bạt trữ nước kết hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt, giúp dưa phát triển xanh tốt ngay trong mùa hạn mặn.Chị Nguyễn Thị Ly (39 tuổi) có gần 20 năm trồng dưa hấu cho biết, do trồng trên đất giồng cát, tỷ lệ cát nhiều hơn đất nên để cây không bị ngập úng vào mùa mưa, bà con phải mua thêm cát đắp nền cho luống dưa. Ngoài ra, còn áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như phủ bạt trên luống trồng dưa và trải lưới dưới nền đất để trái dưa không chạm đất, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.Lý giải vì sao dưa hấu trồng ở vùng đất này có chất lượng vượt trội, chị Ly nói, do chủ yếu tưới bằng nước sạch và bón phân làm từ phụ phẩm cá, tôm. Trung bình mỗi trái có trọng lượng 4 - 6 kg, số ít khoảng 2 kg/trái.Theo ông Phạm Quốc Thái (58 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó), yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đặc biệt của dưa hấu Mỏ Ó chính là đặc tính riêng biệt của đất vùng này. Cùng một giống dưa, nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát Mỏ Ó thì dưa cho năng suất rất cao, trái to, chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son. Đặc biệt có thể để được lâu ngày mà không sợ bị hư.Nhờ những ưu điểm vượt trội mà dưa luôn hút hàng, nhiều nơi ưa chuộng. Dưa thu hoạch tới đâu thương lái mua đến đó. Hiện nay, thương lái các tỉnh, thành miền Tây đều đến đây mua.Những năm gần đây, người dân Mỏ Ó còn chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng an toàn sinh học, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng dưa và giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, với giá mua cao hơn dưa cùng loại không trồng hữu cơ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhờ đó, nông dân yên tâm canh tác, không lo thị trường bấp bênh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ket qua bong da anh. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ket qua bong da anh.Anh Nguyễn Hoàng Hải (32 tuổi), làm việc ở Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), chia sẻ một trong những câu hỏi không dễ có câu trả lời vào mỗi dịp tết, chính là nên lì xì bao nhiêu?"Tôi cứ phân vân và chẳng thể tìm được câu trả lời hợp lý. Tôi rất ngại nếu lì xì mà bị… chê ít", anh Hải nói.Câu chuyện tế nhị này cũng là nỗi niềm của nhiều người trẻ. Họ muốn mừng tuổi cho con, cháu, là con của họ hàng, là con của đồng nghiệp, người quen thân… nhân dịp tết đến. Tuy nhiên, họ gặp khó trong việc nên để vào phong bao lì xì bao nhiêu tiền."Nếu lì xì chỉ 10.000 đồng, 20.000 đồng thì có vẻ ít. Tuy nhiên lì xì 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng thì tốn rất nhiều tiền. Nếu phải lì xì cho nhiều người, sẽ rất tốn kém", chị Đỗ Bích Hiền (30 tuổi), làm việc ở Công ty Zitahima (TP.Thủ Đức, TP.HCM), nói.Lê Hiền Trân (28 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH thương mại Nhân Kim (Q.6, TP.HCM), cho hay: "Đã từng rơi vào tình cảnh… muối mặt vì sau khi lì xì cho con một người bạn, đứa trẻ mở phong bao lì xì và nói "chỉ có 20.000 đồng"."Mỗi dịp cận tết, tôi luôn liệt kê danh sách những con, cháu, trẻ em mà tôi sẽ lì xì để ước chừng số tiền cần phải chuẩn bị, bỏ sẵn vào phong bao lì xì. Nếu bỏ vào mỗi phong bao lì xì số tiền ít thì kỳ, mà nhiều thì có khi tốn cả hơn nửa tháng lương", Trân cho hay.Theo chuyên gia tâm lý Đỗ Thảo Hạnh (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đây là câu hỏi không thể có câu trả lời hợp lý."Trước khi đặt ra thắc mắc "nên lì xì bao nhiêu?", thì mọi người cần hiểu ý nghĩa của lì xì (hay mừng tuổi) là một trong những phong tục đẹp của người VN trong dịp Tết Nguyên đán. Dù khoản tiền trong phong bao lì xì có bao nhiêu đi nữa, thì khi lì xì cũng chứa thông điệp mong người nhận có sự may mắn, niềm vui, vạn sự như ý dịp năm mới. Đây là phong tục luôn hiện hữu và không thể thiếu vào dịp tết cổ truyền", chị Hạnh nói.Chị Hạnh cho rằng: "Chúng ta đừng quá câu nệ hình thức và vật chất. Cũng đừng lo bị chê ít khi lì xì. Tùy khả năng tài chính của mỗi người mà tự "cân đo đong đếm" để có khoản tiền lì xì phù hợp. Chẳng hạn, nếu có điều kiện, có thể lì xì cho con, cháu 100.000 đồng, 200.000 đồng. Nhưng nếu chưa có nhiều dư dả, có thể lì xì 50.000 đồng, 20.000 đồng".Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thiện (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), cho rằng: "Cần lưu giữ ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì đầu năm. Ý nghĩa tốt đẹp ấy không thể hiện ở giá trị vật chất (tiền nhiều hay ít trong phong bao lì xì) mà nằm ở giá trị tinh thần, nghĩa là những lời chúc may mắn khi trao phong bao lì xì".Anh Thiện nói: "Đừng tự làm bản thân phải đau đầu khi cố tìm câu trả lời "nên lì xì bao nhiêu?". Nên tận hưởng tết. Chuyện lì xì thì tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ thân thiết".Anh Thiện cũng cho rằng: "Phụ huynh có con cũng nên hướng dẫn con không nên mở phong bao lì xì sau khi nhận tiền mừng tuổi. Bên cạnh đó, cần dạy con về ý nghĩa của phong tục lì xì. Có như vậy, con sẽ không cảm thấy "tiền ít", so bì, tị nạnh khi được người khác lì xì". ️
"Năm 2023, quả vải mang về cho nông dân hơn 3.000 tỉ đồng. Năm nay, cập nhật đến thời điểm này, qua rà soát lại sản lượng trong toàn huyện, chúng tôi dự báo doanh thu quả vải chỉ bằng 20 - 30% so với năm 2023 thôi. Lịch sử trồng vải ở Lục Ngạn chưa khi nào mất mùa nặng như năm nay", ông Hải đánh giá.️
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường. ️