Lý dẫu ngay, tình vẫn gian
Đây cũng là trận đấu khép lại vòng đấu nhóm của vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung. Trước đó, đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn để thua 1-3 trước đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng ở lượt trận đầu tiên. Đến lượt thứ 2, đội Trường ĐH Luật Huế để thua đầy đáng tiếc với tỷ số 0-2 trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, khi để thủng lưới trong 4 phút bù giờ cuối trận.Tại nhóm 2, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có thành tích toàn thắng sau 2 trận và đã sớm giành vé đi tiếp vào vòng đấu play-off với ngôi đầu, khi sở hữu 6 điểm. Trong khi đó, đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế vẫn chưa có điểm nào. Tính đến thời điểm này, cả đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế đều đã không còn cơ hội để vào vòng trong, bất kể trận đấu có kết quả như thế nào.Vòng loại khu vực miền Trung có 3 nhóm đấu, mỗi nhóm 3 đội. Chỉ có 3 đội đứng nhất và đội đứng nhì có thành tích tốt nhất. Suất dành cho đội nhì có thành tích tốt nhất đã về tay của đội Trường CĐ FPT Polytechnic (có 4 điểm).Màn so tài đội Trường ĐH CNTT&TT Việt Hàn và đội Trường ĐH Luật Huế dù không còn ý nghĩa về kết quả, nhưng hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn. Hai đội đều không còn gì để mất sẽ nhập cuộc với tâm lý thoải mái nhất, hứa hẹn cống hiến cho người xem một trận đấu hay.Trong cuộc đối đầu này, đội Trường ĐH Luật Huế được đánh giá cao hơn. Đại diện cố đô từng khiến cho đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn.‘Cải lão hoàn đồng’ cho sách xưa
Chương trình Vợ chồng son tập 597 vừa lên sóng do Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận dẫn dắt, cùng gặp gỡ Lê Ngọc Thanh (34 tuổi) và chồng Tây Vukic Daniel Mark (48 tuổi). Hai vợ chồng hiện sinh sống tại TP.Melbourne (Úc). Theo chia sẻ, Ngọc Thanh sang Úc từ năm 27 tuổi, khoảng 2 năm sau thì cô mới quen chồng và quyết định ở lại định cư. Daniel cho biết anh và vợ quen nhau qua ứng dụng hẹn hò trong thời điểm dịch Covid-19. Sau khoảng 2 tuần trò chuyện online, cả hai mới hẹn gặp mặt. "Gặp nhau vào khoảng tháng 12 thì đến lễ Tình nhân năm sau, chúng tôi chính thức quen. Tôi hỏi cô ấy nhiều lần: 'Làm bạn gái anh nhé?', ban đầu cô ấy cứ từ chối, bảo là: 'Chưa phải lúc, em không chắc nữa, anh làm người nước ngoài'. Nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý", anh kể lại. Ngọc Thanh chia sẻ trước khi nhận lời yêu Daniel, cô có nhiều đắn đo vì khoảng cách tuổi tác, địa lý, văn hóa... Thời gian đầu, cô không định mở lòng vì trước đó có kế hoạch chỉ sang Úc du học rồi về lại Việt Nam. Cô bộc bạch: "Tôi suy nghĩ khá nhiều và cũng lo lắng vì nếu ở lại Úc, tôi phải xây dựng lại từ đầu. Nhiều lần tôi phải cân nhắc là có nên chọn tình yêu này hay không. Vậy nên ban đầu tôi không mở lòng, nhưng anh ấy thể hiện rất chân thành. Tôi nghĩ đây là người có thể phù hợp với mình nên cho cơ hội tìm hiểu". Sau thời gian gắn bó, cả hai quyết định tiến đến hôn nhân. Cô chia sẻ lúc quen nhau thì mẹ vẫn ủng hộ, nhưng đến khi cưới thì bà không đồng ý. Ngọc Thanh tâm sự vì mẹ là người truyền thống nên không chấp nhận chuyện đám cưới không có rước dâu, không có bàn thờ tổ tiên hay các phong tục cưới của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi sang Úc, bà thấy Daniel rất chân thành, tổ chức đám cưới hoành tráng, có nhiều người tham dự nên mới hết lo. Hiện tổ ấm của cặp vợ chồng đã có một nhóc tỳ dễ thương. Từ khi về chung một nhà, cô hạnh phúc khi được chồng yêu thương, cưng chiều hết mực. Ngọc Thanh thừa nhận tính cô khá bừa bộn, còn chồng thì rất kỹ tính. Chính vì thế, mỗi khi cô bày bừa, chồng đều đi phía sau để dọn dẹp lại.Trong khi đó, Daniel cho biết tật xấu lớn nhất của vợ là không bao giờ đúng giờ. Anh hài hước kể cả hai từng hẹn nhau đi nhà hàng lúc 7 giờ, vợ trang điểm, làm tóc và ra khỏi nhà lúc 7 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, Daniel còn tố vợ siêu bừa bộn, để tóc rơi đầy sàn, nhà cửa không gọn gàng, chén đĩa ở mọi nơi vì "nấu ăn xong là cô ấy ôm cái điện thoại nên tôi phải dọn dẹp mọi thứ". Dù vậy, Daniel khẳng định anh vẫn yêu vì vợ rất tuyệt vời và xinh đẹp. "Tôi không thể đòi hỏi cô ấy thay đổi vì vợ rất tuyệt. Những tật xấu đó làm nên cô ấy, rất đáng yêu. Mà tôi yêu vợ vì cô ấy là chính mình. Có khi thay đổi lại thành ra nhàm chán", người chồng bày tỏ.
SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững, chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện trong năm 2023
Theo HURC1, qua xác minh, nam thanh niên trên nhiều khả năng là thành viên của trang ASHURA-Ultimate Calissthenics Team (số điện thoại của trang là 032 754 9682, email ashuracalisthenicsteam@gmail.com).Thanh niên trên đã nhiều lần thực hiện các hành động như thế này trên các chuyến tàu số hiệu 1401, hướng từ ga Bến Thành đi ga Bến xe Suối Tiên và tàu số hiệu 1602, hướng từ ga Bến xe Suối Tiên đi ga Bến Thành.Hành động này của thanh niên nói trên gây bức xúc cho hành khách xung quanh vì khoang tàu là không gian công cộng, các tay nắm được lắp đặt để giúp hành khách giữ thăng bằng trong lúc tàu chạy, không phải để tập thể dục hay trình diễn. Các hành động đu người trên các tay nắm và các cột trên tàu điện metro là hành động gây nguy cơ mất an toàn cho người thực hiện và hành khách xung quanh. Trong khi trên tàu vào thời điểm khá đông hành khách và có nhiều người đang ngồi ở ghế phía dưới."Căn cứ điều 7 Nghị định 144/2021của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, gây mất trật tự công cộng là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Người có hành vi gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự" - đại diện HURC1 chỉ rõ.Phía công ty đề nghị Công an TP.HCM xác minh, mời người có liên quan đến làm việc và xử lý theo quy định pháp luật. Việc này không chỉ mang tính răn đe đối với các hành vi vi phạm tương tự, mà còn để duy trì hình ảnh văn minh, an toàn đi lại cho tuyến metro số 1.Cũng theo đại diện HURC1, sau hơn 1 tháng đưa vào vận hành chính thức, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người dân thành phố, song, còn ghi nhận nhiều trường hợp hành khách thường xuyên vi phạm các quy định.Cụ thể như vi phạm quy định về cửa và vạch cảnh báo an toàn. Nguyên nhân hành khách đứng chặn cửa tàu để chờ người thân lên xuống, gây nguy hiểm. Nhiều hành khách chưa nắm rõ thời gian mở và đóng cửa tàu chỉ trong 30 giây, dẫn đến việc cố gắng lao ra khi cửa đang đóng.Hành khách mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thu phí, không tuân thủ nội quy dù đã được nhắc nhở. Một số hành khách mang theo thú cưng trong ba lô nhưng lại thả ra khi lên ke ga, gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành khách sử dụng chân máy trong nhà ga và trên tàu, gây cản trở cho hành khách khác. Dù đã được giải thích về lý do cấm sử dụng để đảm bảo an toàn, hành khách mới hợp tác.Có trường hợp hành khách chồm ra ngoài cửa EWD (cửa chỉ để nhân viên nhà ga sử dụng trong tình huống khẩn cấp) để chụp hình, không tuân thủ nhắc nhở của nhân viên và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác để chụp ảnh. Thậm chí, có trường hợp cởi bỏ trang phục, thiếu thuần phong mỹ tục khi chụp ảnh. Số lượng nhân viên của nhà ga quá tải tập trung phục vụ hành khách, không đủ để nhanh chóng ngăn cản khi có tình huống này.Ngoài ra, một số hành khách chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, như ngồi lên bồn cầu không đúng cách, làm nước bắn ra sàn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh như phòng tắm cá nhân, gây ảnh hưởng đến người dùng sau. Một số gia đình có trẻ nhỏ để bé giải quyết không đúng chỗ thay vì đưa vào nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung.Gặp các trường hợp vi phạm quy định, nhân viên nhà ga thường xuyên thực hiện các biện pháp nhắc nhở và giải thích nhẹ nhàng để hành khách hiểu và tuân thủ nội quy. Do mới vận hành, nhiều hành khách chưa quen với các quy định, nên nhân viên nhà ga chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhằm xây dựng văn hóa đi tàu an toàn và văn minh.
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Vừa vào GAM, Slayder liền được đi quốc tế
Những tưởng trận đấu sẽ kết thúc với một kết quả mỹ mãn nhưng điều bất ngờ đã xảy ra vào 20 phút cuối ở hiệp 2.Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã để đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi liền 3 bàn, qua đó khép lại trận hạ màn bảng B với tỷ số 3-3. Đây là trận đấu được ghi nhận là một trong những trận có nhiều bàn thắng nhất trong mùa giải này. Trước tình huống này, HLV Nguyễn Văn Tuấn phản hồi… vẫn cảm thấy hài lòng".