Làn sóng kiện tụng công nghệ AI đang nổi lên tại Hollywood bởi nhiều minh tinh
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.Trao hơn 76,6 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ 2 gia đình khó khăn
Ngày 27.4, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập. Để chúc mừng sinh nhật, Saigon Co.op đã thực hiện chương trình khuyến mãi kéo dài 21 ngày, từ 28.4 – 15.4 tại 800 điểm bán trên toàn quốc. Ghi nhận trong những ngày vừa qua, sức mua của hệ thống này đã tăng 30 – 40% so với ngày thường. Đặc biệt, hệ thống Saigon Co.op ghi nhận các loại nước giải nhiệt đang có sức mua cao khi thời tiết quá nắng nóng. Chẳng hạn như nước giải khát, nước ngọt, nước tăng lực, nước uống điện giải, thực phẩm bổ sung… có sức mua tăng khoảng 30% so với tháng trước. Những mặt hàng OCOP giải khát cũng được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn như mật dừa nước, trà tim sen, trà khổ qua, bột rau má…
Úc sẽ bào chế thuốc tránh thai cho nam giới từ cây tầm ma
Sáng 17.3, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp đơn vị hành chính.Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, các phó bí thư Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, doanh nghiệp nhà nước.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết trình bày tóm tắt các nội dung chính, quan trọng trong Kết luận 121 của Trung ương Đảng, Kết luận 126 và Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bà Tuyết cũng thông tin một số kết quả bước đầu của TP.HCM trong việc tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền từ cấp thành phố đến quận, huyện và sắp xếp bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính là việc quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành ủy TP.HCM.Trong hơn 3 tháng qua, TP.HCM tập trung thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, thận trọng, đúng yêu cầu, tiến độ đề ra, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn cơ quan Trung ương."Qua vận hành thời gian ngắn cho thấy mọi việc đều ổn, chưa có trục trặc gì lớn", Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá.Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho biết thêm, ngay sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 ngày 28.2, Thành ủy đã kịp thời chỉ đạo một số công việc như dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp quận, phường và đảng bộ trực thuộc.Đồng thời, Thành ủy TP.HCM giao Đảng ủy UBND TP.HCM, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan khẩn trương nghiên cứu và tham mưu đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi tắt là sáp nhập tỉnh), không còn cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã theo định hướng chung cả nước.Bên cạnh đó, Thành ủy TP.HCM cũng thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Ngày 14.3 vừa qua, Bộ Chính trị đã họp và thống nhất cao chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hiện các cơ quan chức năng của Trung ương đang tập trung làm đề án, lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để tổng hợp trình Trung ương Đảng đầu tháng 4.2025. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ) sẽ ban hành văn bản để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.Về một số công việc cần tập trung, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở nhận thức thông suốt đây là cuộc cách mạng tái cấu trúc tổ chức bộ máy cho phù hợp với phát triển của kỷ nguyên mới, là yêu cầu khách quan và cấp bách.Ông cũng yêu cầu toàn hệ thống chính trị thành phố, nhất là người đứng đầu phải chấp hành nghiêm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai từng nhiệm vụ, tuân thủ chủ trương của Trung ương và Thành ủy TP.HCM. "Phấn đấu hoàn thành đề án đúng tiến độ theo thời gian Trung ương quy định trong quý 1/2025", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói thêm.Bên cạnh đó, ông Nên đề nghị các cơ quan tham mưu và cơ quan chức năng khẩn trương hoàn chỉnh đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; hoàn chỉnh đề án về hệ thống tổ chức đảng cấp thành phố và cấp xã theo kết luận của Trung ương.Từng cấp ủy, chính quyền phải rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức bộ máy và đề xuất phương án sáp nhập theo tiêu chí. "Khẩn trương đánh giá thực chất đúng cán bộ, công chức để theo đúng phẩm hạnh, năng lực, sở trường với từng vị trí việc làm ngay sau khi sáp nhập, hạn chế thấp nhất xáo trộn không cần thiết", lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lưu ý.Song song đó, triển khai đồng bộ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo mô hình 2 cấp gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục hình thức, hành chính.Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa "then chốt của then chốt" khi tiến hành sắp xếp bộ máy là cán bộ. Mục tiêu là tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đều liên quan đến con người và chính con người quyết định tổ chức bộ máy mạnh hay yếu, tốt hay xấu, được nhân dân tín nhiệm cao hay thấp. "Việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là cực kỳ quan trọng", ông Nên đúc kết.Ngoài ra, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý chế độ, chính sách đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, không để ai quá thiệt thòi, không để tiêu cực, thiếu dân chủ, thiếu công bằng khi thực hiện các chính sách.Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, công nghệ thông tin là điều kiện để tổ chức hoạt động hiệu quả trong thời đại số, giúp bộ máy vận hành thông minh, thuận tiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, giảm thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc...
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
Xe điện Kia EV9 2024 'cháy hàng' ở Hàn Quốc, cùng phân khúc VinFast VF9
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".