Cơ hội vi vu Dubai cho cả gia đình khi mua trang sức PNJ
Theo BGR, việc ra mắt Mac Studio mới đây của Apple đã gây xôn xao giới công nghệ khi công ty công bố sử dụng chip M3 Ultra thay vì M4 Ultra như nhiều người kỳ vọng. Động thái này đã phá vỡ thông lệ ra mắt chip xử lý của Apple, làm dấy lên nhiều câu hỏi về chiến lược phát triển sản phẩm của 'táo khuyết'.Từ trước đến nay, Apple thường ra mắt các dòng chip theo thứ tự gồm phiên bản cơ bản, Pro, Max và cuối cùng là Ultra. Tuy nhiên, với dòng M3, công ty chỉ giới thiệu phiên bản cơ bản, Pro và Max, sau đó chuyển sang M4 trên iPad Pro. Điều này khiến nhiều người tin rằng Apple sẽ bỏ qua M3 Ultra để tập trung vào M4.Tuy nhiên, khi ra mắt Mac Studio, Apple đã khiến giới công nghệ bất ngờ khi giới thiệu phiên bản M3 Ultra, đồng thời xác nhận không có M4 Ultra trong thời điểm hiện tại. Lý giải cho điều này, đại diện Apple chia sẻ với Ars Technica rằng "không phải thế hệ nào cũng sẽ có chip Ultra".Theo các chuyên gia, việc thiếu vắng M4 Ultra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là quy trình sản xuất của chip M4, vốn được đánh giá cao hơn so với M3, có thể chưa đáp ứng được yêu cầu cho một phiên bản Ultra mạnh mẽ. Ngoài ra, việc thiếu đầu nối UltraFusion trên chip M4 Max cũng được cho là một yếu tố cản trở việc phát triển M4 Ultra.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là một phần trong chiến lược mới của Apple. Việc trang bị M3 Ultra cho Mac Studio và có thể là M4 Ultra cho Mac Pro cho thấy Apple đang muốn phân biệt rõ ràng hơn giữa hai dòng sản phẩm này.Việc thiếu vắng M4 Ultra cũng làm dấy lên những lo ngại về tương lai của Mac Pro. Nhiều người cho rằng Apple cần phải cải thiện khả năng mô-đun của Mac Pro để tận dụng tối đa sức mạnh của chip Ultra, thay vì chỉ tập trung vào việc nâng cấp chip.Hiện tại, Mac Pro đang là dòng sản phẩm gây nhiều tranh cãi của Apple. Các tin đồn trước đây cho thấy Apple đang muốn thiết kế lại dòng máy tính cao cấp này. Việc thiếu vắng M4 Ultra có thể là một cơ hội để Apple thực hiện điều đó.Việc Apple bỏ qua M4 Ultra là một quyết định bất ngờ, nhưng có thể hiểu được dựa trên chiến lược phát triển sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của Mac Pro và chiến lược chip xử lý của Apple.Hiểm họa từ học sinh lái xe trên 50 cc, xe điện khi chưa đủ tuổi
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.
Mùa hạ, miệt thứ và tôi
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Sau đó, sự kiện ra mắt toàn cầu của Xiaomi 15 Ultra sẽ diễn ra tại triển lãm Mobile World Congress (MWC) ở Barcelona, Tây Ban Nha, vào tháng 3.Trong khi chờ đợi sự xuất hiện của Xiaomi 15 Ultra, một người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc là Smart Pikachu đã tiết lộ một số hình ảnh về Xiaomi 15 Ultra, cho thấy thiết bị có nhiều tùy chọn màu sắc hấp dẫn. Đặc biệt, hình ảnh rò rỉ cho thấy thiết kế của chiếc điện thoại này có nhiều điểm tương đồng với máy ảnh Leica M11 với các mô-đun camera tròn lớn. Xu hướng chọn thiết kế của những mẫu máy ảnh nổi tiếng cũng đang là cách mà nhiều nhà sản xuất Trung Quốc thực hiện.Hình ảnh cho thấy mặt lưng của Xiaomi 15 Ultra được thiết kế với 2 tông màu, có thể được làm từ chất liệu da thuần chay. Khi cầm theo chiều dọc, nhãn hiệu "Leica" có vẻ không hấp dẫn, nhưng khi cầm đúng cách như một chiếc máy ảnh (chiều ngang), mặt sau của thiết bị lại rất giống với Leica M11.Báo cáo cho biết hệ thống camera của Xiaomi 15 Ultra bao gồm 4 ống kính không theo quy ước, bao gồm ống kính chính 200 MP, ống kính tele 50 MP, ống kính siêu rộng 50 MP và ống kính tele 3x 500 MP.Theo các thông tin rò rỉ trước đó, Xiaomi 15 Ultra sẽ được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, kết hợp RAM 16 GB và chạy HyperOS 2 dựa trên nền tảng hệ điều hành Android 15. Thiết bị này cũng hứa hẹn sẽ có khả năng sạc nhanh với công suất 90W cho sạc có dây và 50W cho sạc không dây, cùng với pin 6.000 mAh.Ngoài ra, Xiaomi 15 Ultra còn được trang bị máy quét vân tay siêu âm, hỗ trợ eSIM, tính năng liên lạc vệ tinh và màn hình OLED cong 2K từ TCL. Sản phẩm dự kiến có giá vào khoảng 900 USD.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.