Giải quyết 'nghịch lý' trong cung - cầu nhóm ngành công nghệ
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.Chuỗi hơn 20 hội thảo đặc biệt của Bệnh viện FV: Chắt lọc kinh nghiệm 20 năm
Báo cáo với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và các đại biểu, ông Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VH-NT TP.HCM nêu bật các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật thành phố năm 2023 và các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Tiếp nối chặng đường đầy vinh quang đã được biết bao thế hệ văn nghệ sĩ vun đắp, đội ngũ văn nghệ sĩ thành phố tiếp tục nỗ lực, không ngừng rèn luyện, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng vững mạnh; phát huy tinh thần đoàn kết, khát vọng cống hiến, góp phần xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Trường Phổ thông Năng khiếu công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
G-Lyte đã giới thiệu công nghệ Dye Sensitized Solar Cell (DSSC) được thiết kế để thay thế các loại pin dùng một lần trong các sản phẩm như điều khiển từ xa, đồng hồ thông minh và phụ kiện máy tính.Khác với các loại pin sạc hay pin tái chế, DSSC là các tế bào năng lượng mặt trời được chế tạo với kích thước tùy chỉnh phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. CEO Franck Barath của G-Lyte cho biết công nghệ này hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu và trong nhà, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị điện tử gia dụng.Barath nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu diện tích bề mặt thấp nhất nhờ hiệu suất cao hơn gấp ba lần so với các công nghệ thông thường. Hơn nữa, pin DSCC của chúng tôi có tuổi thọ và độ ổn định cao trong nhiều điều kiện khác nhau, đồng thời không sử dụng vật liệu độc hại trong quy trình sản xuất".Việc giảm thiểu số lượng pin dùng một lần là một chiến thắng lớn cho môi trường. Theo Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ, người dân nước này tiêu thụ gần 3 tỉ pin khô mỗi năm và nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể thải các chất gây ô nhiễm như chì và cadmium vào môi trường.Mặc dù công nghệ pin mặt trời này vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng người tiêu dùng hiện vẫn có thể tận hưởng công nghệ năng lượng mặt trời. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây chỉ ra việc lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm cho chi phí năng lượng, tùy thuộc diện tích lắp đặt.
Hơn 11 giờ ngày 10.1, Công an Q.12 (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và xe đạp xảy ra trên đường Lê Văn Khương (P.Tân Thới Hiệp) khiến 1 cụ ông bị thương nặng, giao thông qua khu vực ùn ứ kéo dài.Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ cùng ngày, xe tải biển số 51D - 087.97 chạy trên đường Lê Văn Khương, hướng từ đường Đặng Thúc Vịnh ra cầu vượt Tân Thới Hiệp.Khi di chuyển đến gần giao lộ Lê Văn Khương - quốc lộ 1 (Q.12) thì tài xế xe tải cho xe rẽ phải vào đường nhánh để ra quốc lộ 1 rồi về hướng cầu vượt An Sương thì xảy ra va chạm với xe đạp của người đàn ông ngoài 70 tuổi (chưa rõ hướng di chuyển).Hậu quả, cụ ông chạy xe đạp bị cuốn vào gầm xe tải, được người dân giải cứu đưa lên vỉa hè, gọi xe cứu thương chở vào bệnh viện.Theo người dân tại hiện trường, cụ ông trên đường đi nhận tiền lương hưu về đến đây thì không may gặp nạn. Vụ tai nạn khiến giao thông qua khu vực ùn ứ kéo dài, di chuyển rất khó khăn.Nhận tin báo, lực lượng chức năng Công an Q.12 đến giải quyết hiện trường. Công an cũng cho trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn xe tải và xe đạp khiến cụ ông bị thương.
Thi công kéo dài làm khổ dân
Đây là trận đấu mà toàn bộ số tiền từ phát hành vé sẽ được sử dụng với mục đích từ thiện, ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn của bóng đá Việt Nam, qua đó đóng góp những điều tích cực cho xã hội.