Người lao động có được ủy quyền nhận BHXH 1 lần?
Giờ đây, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề trên. Họ đã sử dụng nước oxy già, còn gọi là Hydrogen peroxide (H2O2). Chất này tạo ra môi trường độc hại cho các tế bào ung thư. Khi tiêm vào khối u, H2O2 sẽ làm suy yếu các tế bào, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn.Các nghiên cứu ban đầu của Nhật trên bệnh nhân ung thư vú được áp dụng phương pháp điều trị mới gọi là "Liệu pháp xạ trị oxydol Kochi cho các khối u ung thư không thể cắt bỏ" (KORTUC), đã phát hiện ra rằng tiêm H2O2 cùng với xạ trị giúp thu nhỏ khối u thành công hơn. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Molecular and Clinical Oncology, tiêm H2O2 cùng với xạ trị đã giúp khối u vú co lại trung bình 97% - gấp 300% so với xạ trị thông thường, theo tờ Daily Mail.Một nghiên cứu khác của Bệnh viện chuyên khoa ung thư Royal Marsden, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, bao gồm 12 bệnh nhân có khối u vú không thể phẫu thuật, được tiêm H2O2 2 lần một tuần trong 3 tuần trước khi xạ trị. Kết quả cho thấy phương pháp này giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong tối đa 2 năm.Tiến sĩ Navita Somaiah, bác sĩ ung thư lâm sàng tại Bệnh viện Royal Marsden, cho biết phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư.Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Radiation Oncology, Biology and Physics cũng cho thấy ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị, thì xạ trị kết hợp tiêm H2O2 đã giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong vòng 12 - 24 tháng.Tiến sĩ Somaiah cho biết: H2O2 là hợp chất rẻ tiền, dễ tìm, các nghiên cứu cho thấy nó có thể tăng hiệu quả của xạ trị. Hy vọng giải pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả hơn hoặc thậm chí mở ra những phương pháp mới.Dung dịch sử dụng trong liệu pháp có nồng độ 0,5%, yếu hơn nhiều so với trong chất sát trùng thông thường.Khi dung dịch này bị phân hủy trong cơ thể, nó tạo ra môi trường giàu oxy, từ đó gây căng thẳng và làm suy yếu các tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn (các tế bào ung thư đã tiến hóa để phát triển mạnh trong môi trường thiếu oxy vì mạng lưới mạch máu đưa oxy đến chúng thường không theo kịp tốc độ phát triển của chúng).Hiện một thử nghiệm bao gồm 184 bệnh nhân ung thư vú tại 6 bệnh viện ở Anh, sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp đột phá này ở bệnh nhân có khối u lớn hơn 3 cm và ung thư đã di căn. Một nửa số bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cùng với xạ trị, nửa còn lại sẽ xạ trị để đối chứng.'Má ơi út dìa' đưa vấn nạn ma túy lên sân khấu
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Những tấm lòng vàng 10.1.2023
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Hôm nay (10.3), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký hợp đồng với hai trợ lý HLV người Hàn Quốc, qua đó tăng cường sức mạnh cho ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam và U.22 Việt Nam. Cụ thể, HLV Lee Jung-soo (sinh ngày 8.1.1980) sẽ đảm nhiệm vai trò trợ lý HLV đội tuyển Việt Nam và U.22 Việt Nam. Ông Lee Jung-soo sở hữu bằng A của AFC và có nhiều năm kinh nghiệm thi đấu, huấn luyện đỉnh cao. Trong sự nghiệp cầu thủ, ông Lee Jung-soo từng khoác áo đội tuyển Hàn Quốc từ 2008 đến 2013, ra sân 54 trận, ghi 5 bàn, trong đó có 2 bàn thắng quan trọng tại World Cup 2010.Ở cấp CLB, ông Lee Jung-soo từng giành chức vô địch AFC Champions League 2011 cùng Al-Sadd. Sau khi giải nghệ, ông chuyển sang công tác huấn luyện, từng làm trợ lý tại CLB TP.HCM, cùng các đội Suwon FC và Đại học Dongguk tại Hàn Quốc. Trong khi đó, trợ lý Lee Woon-jae (sinh ngày 26.4.1973) sẽ tiếp tục gắn bó với đội tuyển Việt Nam và U.22 Việt Nam trong vai trò HLV thủ môn. Ông Lee Woon-jae sở hữu bằng HLV thủ môn AFC cấp 2 và bằng HLV A của AFC.Trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, ông Lee Woon-jae từng 4 lần tham dự World Cup (1994, 2002, 2006, 2010), góp công lớn giúp đội tuyển Hàn Quốc vào bán kết World Cup 2002.Ở cấp CLB, ông Lee Woon-jae giành 4 chức vô địch K-League cùng Suwon Samsung Bluewings. Sau khi giải nghệ, ông Lee Woon-jae từng đảm nhiệm vị trí HLV thủ môn tại Suwon Samsung Bluewings, Jeonbuk Hyundai Motors, U.23 Hàn Quốc trước khi gia nhập đội tuyển Việt Nam và góp công trong hành trình vô địch AFF Cup 2024.Phát biểu tại buổi lễ, cả hai trợ lý HLV Lee Jung-soo và Lee Woon-jae đều bày tỏ vinh dự khi được gia nhập ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam. Với kinh nghiệm thi đấu và huấn luyện của mình, trợ lý HLV Lee Jung-soo và Lee Woon-jae hứa sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ HLV Kim Sang-sik, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam đạt được những thành tích tốt trong thời gian tới.Hợp đồng của cả hai HLV kéo dài 1 năm, có hiệu lực từ ngày 1.3.2025 đến 31.3.2026. Sự bổ sung này được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực, giúp đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất cho các giải đấu quan trọng, trước mắt là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33.Hai HLV sẽ bắt tay vào công việc ở đợt tập trung tháng 3 của đội tuyển Việt Nam, hướng đến trận giao hữu gặp Campuchia (19.3) và trận mở đầu vòng loại Asian Cup 2027 gặp Lào (25.3).
MoMo phát động cuộc thi sáng tạo nội dung kể chuyện đời thường
Sau ngày cuối cùng đăng ký bổ sung cầu thủ cho giai đoạn 2 V-League, tương lai của Hendrio cuối cùng cũng được định đoạt. Cựu tiền vệ U.16 Barca không chuyển đến CLB Bình Định như những tin đồn xuất hiện trước đó và cũng không được CLB Nam Định đăng ký thi đấu. Điều này có nghĩa là cầu thủ sinh năm 1993 trở thành khán giả bất đắc dĩ của V-League trong phần còn lại của mùa giải. Việc Hendrio không được thi đấu ở giai đoạn 2 V-League khiến anh buồn vô tận. Ở mùa giải này, anh được thi đấu 8 trận, ghi 3 bàn thắng và 3 kiến tạo tại V-League. Mùa trước, anh cũng góp công lớn trong chiến tích giành chức vô địch của đội bóng thành Nam với 10 bàn thắng và 12 kiến tạo. Nhờ đó, anh lọt vào tốp 3 đề cử cho danh hiệu Ngoại binh xuất sắc nhất năm 2024. Cá nhân Hendrio cũng tích cực học tiếng Việt trong hơn 2 năm qua với khao khát được nhập quốc tịch Việt Nam để có thể khoác áo đội tuyển Việt Nam. Vì thế, nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc vì Hendrio không được thi đấu, có thể ảnh hưởng đến phong độ. Không được thi đấu trong phần còn lại của V-League chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến phong độ của Hendrio. Nếu rơi vào tình trạng như tiền vệ sinh năm 1993, nhiều ngoại binh sẽ chọn cách chuyển sang một giải đấu khác để chơi bóng. Tuy nhiên, cựu cầu thủ CLB Bình Định vẫn quyết tâm ở lại Việt Nam. Hendrio chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi thất vọng và rất buồn vì không được đăng ký thi đấu. Tôi cũng không hiểu lý do việc này xảy ra. Nhưng có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ nỗ lực, tập luyện chăm chỉ để giữ được phong độ cao nhất, để có những màn trở lại mạnh mẽ nhất". Anh nói thêm: "Tôi yêu Việt Nam nên tôi không có kế hoạch chuyển sang giải đấu khác. Tôi đang có cơ hội có quốc tịch Việt Nam vào năm sau và tôi cực kỳ hào hứng vì điều đó. Tôi yêu Việt Nam, và thật tuyệt nếu tôi có thể thể hiện tình yêu của mình bằng cách đóng góp sức lực cho đội tuyển Việt Nam. Sẽ thật tự hào và hạnh phúc nếu tôi làm được điều đó". Hiện tại, Hendrio vẫn ở lại Nam Định. Anh vẫn tập luyện cùng các đồng đội và chăm chỉ tập một mình, đồng thời tuân thủ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nghiêm ngặt để duy trì thể trạng, phong độ tốt nhất.