Hoàng Yến Chibi trải lòng chuyện bán nhà làm MV tiền tỉ
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) chiều dài 51 km; điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối giao với quốc lộ 22 (Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.Dự án được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP (hợp đồng BOT). Giai đoạn 1 đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 19.617 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng BOT). Trong đó, phần vốn nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp là 9.943 tỉ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia vào dự án là 9.674 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.872 tỉ đồng; ngân sách TP.HCM 6.802 tỉ đồng).Theo phương án được duyệt, tuyến cao tốc nối TP.HCM với Tây Ninh sẽ được khởi công vào tháng 1.2026; hoàn thành, đưa dự án vào khai thác cuối năm 2027.Chiều 5.3, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức Hợp đồng BOT.Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 có tổng cộng 2.102 cọc (trong đó TP.HCM 1.083 cọc và Tây Ninh 1.019 cọc) trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3.Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc (TP.HCM cắm 126 cọc và Tây Ninh 801 cọc) trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3. Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1 (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP); tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027."Công tác cắm mốc và công tác bàn giao ranh bồi thường giải phóng mặt bằng cho các địa phương sẽ được triển khai song song, làm cơ sở để các địa phương tiến hành công tác vận động người dân hỗ trợ công tác đo vẽ, kiểm đếm, thu thập hồ sơ pháp lý... trong bước tiếp theo. Việc tiến hành và hoàn thành trước 31.3 công tác cắm mốc, giao ranh phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng loạt trên địa bàn 21 xã, phường thuộc 2 địa phương TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là một bước ngoặt quan trọng trong tiến độ triển khai dự án, tạo sự quan tâm, ủng hộ, đồng thuận, tâm lý phấn khởi trong người dân và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các bước tiếp theo" - ông Lương Minh Phúc nói.Bên cạnh đó, Ban Giao thông đang tập trung phối hợp với tỉnh Tây Ninh để khởi công gói thầu rà phá bom mìn trên địa bàn TP.HCM và Tây Ninh ,dự kiến vào ngày 25.4 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Phạt người hét giá 200.000 đồng một túi táo nhỏ khi bán cho khách Tây
Khu vườn của anh Toàn đặc biệt ở chỗ có mặt sàn được lát bằng kính cường lực thay vì bê tông như thông thường. Anh Toàn cho biết đây là loại kính rất dày, chi phí rẻ hơn so với sàn bê tông. Mái của sân thượng được anh Toàn lắp bằng nhựa trong suốt để lấy ánh nắng và tránh nước mưa xối trực tiếp làm hư cây. Xung quanh sân thượng cũng được anh Toàn bao lưới nhằm mục đích chống côn trùng phá hoại.
Ngô nướng Hà Nội
Thành đoàn Hà Nội vừa công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Đây là 10 gương mặt tiêu biểu trên các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học; lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; quốc phòng, an ninh; thể dục, thể thao; văn hóa - nghệ thuật; tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.10 cá nhân tiêu biểu gồm:1. PGS-TS Trần Ngọc Mai, Phó trưởng bộ môn Đầu tư quốc tế, Khoa kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàngPGS-TS Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991) là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024; đồng thời là nữ đảng viên tiêu biểu thủ đô năm 2024. PGS Mai có nhiều nghiên cứu khoa học nổi bật.Chị đã vinh dự nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 2024; bằng khen cho nhóm tác giả đã có công trình đạt khuyến khích giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024 cùng nhiều khen thưởng khác.2. Tiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu, Giám đốc Khoa học tại Trường đại học VinUniTiến sĩ, giảng viên Phạm Huy Hiệu (sinh năm 1992) thuộc top 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024. Anh còn là nhà khoa học trẻ nhất đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng do T.Ư Đoàn và Bộ KH-CN trao tặng năm 2023; Giải thưởng Khoa học quốc tế The DAAD Fellows 2021 dành cho nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); tác giả 4 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp phần mềm hữu ích.Anh đã huy động thành công 1,27 triệu USD tài trợ nghiên cứu từ châu Âu để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong y tế tại Việt Nam; tham gia phát triển hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán và sàng lọc bệnh, triển khai trên 40 bệnh viện trên cả nước, xử lý khoảng 300.000 lượt bệnh nhân mỗi tháng...3. Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn Lê Thị HồngChị Lê Thị Hồng (sinh năm 1991) thuộc top 10 doanh nhân trẻ Thăng Long năm 2024; đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" toàn quốc năm 2023; top 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2023.Chị là người sáng lập Công ty TNHH In Nhật Hàn, tạo việc làm cho trên 300 nhân sự; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Chị có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Doanh nhân trẻ TP.Hà Nội, phong trào khởi nghiệp được T.Ư Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội tặng bằng khen.4. Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú XuyênThiếu tá Trịnh Minh Tùng (sinh năm 1990), Trưởng công an TT.Phú Xuyên, H.Phú Xuyên là Chiến sĩ thi đua cơ sở 5 năm liền từ 2019 - 2024; được tặng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (tháng 7.2024).Anh Tùng được đơn vị đánh giá xuất sắc về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm; xung kích, sáng tạo đổi mới, mưu trí, dũng cảm trong công tác, chiến đấu.5. Thiếu tá Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990), giảng viên bộ môn vật lý, Khoa hóa - Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sựThiếu tá Nguyễn Văn Tuấn đã đạt danh hiệu "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp T.Ư năm 2024"; bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2022 - 2023, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc; danh hiệu "Cán bộ Đoàn xuất sắc tiêu biểu" 2023, 2024.Anh đã công bố được 35 công trình khoa học trong đó có 11 bài thuộc danh mục ISI/SCOPUS; tích cực tham gia hướng dẫn, ôn luyện đội tuyển dự thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc, Olympic vật lý châu Á, và Olympic vật lý quốc tế (trong đó có 2 giải nhất toàn đoàn, 7 giải nhất cá nhân, 7 giải nhì cá nhân, 3 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng).6. Diễn viên Bảo Thanh (Vũ Thị Phương Thanh)Diễn viên Bảo Thanh (sinh năm 1990) công tác tại Nhà hát kịch Công an nhân dân. Chị là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội, nhiệm kỳ 2024 - 2029; tích cực tham gia các hoạt động và công tác Đoàn - Hội.Về chuyên môn, chị đã gặt hái các giải thưởng danh giá Bông sen vàng, Cánh diều vàng; giành nhiều huy chương tại các cuộc thi tài năng trẻ, liên hoan sân khấu. Gần nhất, chị đã giành huy chương bạc tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2024, vai Hoa trong vở kịch Trả giá.7. Cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Đỗ Duy MạnhCầu thủ Đỗ Duy Mạnh (sinh năm 1996): tham dự giải Vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Mitsubishi Electric cup) năm 2024 tại Thái Lan và đoạt huy chương vàng; vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á các năm 2018, 2025.Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là tiền vệ chơi hay nhất của khu vực Đông Nam Á (do Tạp chí Bóng đá Four Four Two bầu chọn) năm 2018; Á quân Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á năm 2013, 2014.8. Vận động viên Đội tuyển Cờ vua Hà Nội Lê Tuấn MinhVận động viên Lê Tuấn Minh (sinh năm 1996), thành viên đội tuyển Cờ vua quốc gia, kỳ thủ Việt Nam thứ 13 được phong cấp Đại kiện tướng. Anh đã vô địch cờ vua Việt Nam năm 2020, đoạt 2 huy chương vàng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, năm 2022.Anh Lê Tuấn Minh đoạt 1 huy chương bạc vô địch châu Á năm 2023 và 1 huy chương đồng Olympiad Cờ vua thế giới năm 2024 (đây là tấm huy chương duy nhất của đoàn Việt Nam tại giải thi đấu).9. Lê Văn Phúc, Trưởng nhóm tình nguyện viên phục dựng ảnh liệt sĩ "Màu hoa đỏ"Anh Lê Văn Phúc (sinh năm 1989) là người đồng sáng lập nhóm "Màu hoa đỏ" và dự án đưa công nghệ AI vào hỗ trợ phục dựng ảnh.Là một trong những người đầu tiên tiên phong với ý tưởng phục dựng ảnh và trao tặng ảnh liệt sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ năm 2020 đến nay, anh đã phối hợp phục dựng hơn 7.000 ảnh liệt sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Anh đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ phục dựng và trao gần 200 di ảnh liệt sĩ trên địa bàn Hà Nội; hướng dẫn cho hàng trăm bạn đoàn viên, thanh niên về công nghệ chỉnh ảnh, sử dụng AI nhằm phục vụ cho dự án.10. Lê Quang Minh (sinh năm 1993), bác sĩ Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa H.Gia LâmNăm 2023, anh Lê Quang Minh có sáng kiến "Xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện đa khoa H.Gia Lâm trên nền tảng AppSheet" đã được công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng cấp thành phố; giải nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30, năm 2023.Anh được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen; danh hiệu Sáng kiến sáng tạo của ngành Y tế năm 2024 và danh hiệu Sáng kiến sáng tạo công đoàn TP.Hà Nội năm 2024. Bên cạnh đó, anh đã tham gia hiến máu tình nguyện 29 lần; tích cực tham gia các phong trào thiện nguyện.Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu là giải thưởng cao quý của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.Hà Nội trao cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Đây là năm thứ 16 Thành đoàn Hà Nội tổ chức tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu.Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21.3 trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Hệ thống kiến thức lịch sử
Ngày 20.2, tin từ Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, do Trạm y tế xã Cửa Dương chuyển đến.Khoảng 8 giờ cùng ngày, trong lúc đi đổ rác trên tuyến đường Dương Đông - Bãi Thơm, một người dân ở xã Cửa Dương phát hiện trong thùng xốp đặt bên cạnh thùng rác có một bé sơ sinh. Bé không mặc quần áo, bên cạnh cũng không có vật dụng kèm theo. Ngay sau khi phát hiện, người này liền gọi cho UBND xã Cửa Dương để trình báo. Cán bộ xã và cán bộ trạm y tế xã nhanh chóng đến nơi và đưa bé đến Trung tâm y tế TP.Phú Quốc chăm sóc.Bác sĩ Trần Thị Hòa, Trưởng khoa Sản, Trung tâm y tế TP.Phú Quốc cho biết, khi tiếp nhận, bé đang trong tình trạng khá yếu do đói. Các bác sĩ đã cho bú sữa, đồng thời vệ sinh và quấn khăn giữ ẩm cho bé. Đây là bé trai, cân nặng 2,6 kg, bé được khoảng 5 ngày tuổi.Trưa cùng ngày, Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cử đoàn cán bộ đến thăm hỏi và nắm tình hình về bé trai bị bỏ rơi.Một lãnh đạo Phòng LĐ-TB-XH TP.Phú Quốc cho biết, trước mắt sẽ làm thủ tục cho bé được chăm sóc tại Trung tâm y tế. Theo quy định, UBND xã Cửa Dương sẽ ban hành thông báo tìm thân nhân của cháu bé bị bỏ rơi. Sau thời hạn 14 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu không ai đến nhận thì UBND xã Cửa Dương tiếp tục ban hành thông báo về việc xin nhận con nuôi.