SLNA giữ vững ngôi đầu
Ngày 9.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án giao thông kết nối từ sân bay Long Thành đến Hồ Tràm (H.Xuyên Mộc).Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư tuyến đường này là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đối ngoại, giúp phát triển mạnh mẽ ngành du lịch dịch vụ theo hướng đẳng cấp quốc tế (sau khi sân bay đưa vào vận hành) cho khu vực Hồ Tràm nói riêng và tỉnh Bà Rịa ⁃ Vũng Tàu nói chung.Thúc đẩy phát triển kinh tế ⁃ xã hội các khu vực mà tuyến đường đi qua, giúp đẩy mạnh đô thị hóa, sẽ đóng góp và tạo ra nguồn thu nhiều hơn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở các giai đoạn tiếp theo, hướng tới mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.Cũng theo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đầu tư xây dựng mới một tuyến đường cao tốc sẽ mở ra không gian phát triển đô thị mới, dịch vụ, công nghiệp, góp phần thực hiện tốt quy hoạch du lịch quốc gia, phát huy tối đa lợi thế về tiềm năng kinh tế du lịch biển của H.Xuyên Mộc cũng như các địa phương ven biển…Hiện nay, việc đi lại của nhà đầu tư, du khách từ các tỉnh, vùng Đông Tây Nam bộ, các khu vực du lịch Long Hải, Phước Hải (H.Long Đất) và Hồ Tràm, Bình Châu (H.Xuyên Mộc) đến cảng hàng không Long Thành theo tuyến đường hiện trạng đi qua nhiều khu vực đông dân cư, khu đô thị hiện hữu; tốc độ lưu thông của các tuyến đường chưa cao do mật độ xe đông đúc, đang khai thác hỗn hợp, không kiểm soát được thời gian di chuyển…Tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm mà UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất có điểm đầu kết nối với Dự án đường Vành đai 4 - TP.HCM (lý trình Km8 + 00) thuộc địa bàn H.Châu Đức và có điểm cuối kết nối với đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận thuộc địa bàn H.Xuyên Mộc với tổng chiều dài là 41 km.Đây là tuyến cao tốc đô thị được xây mới hoàn toàn với quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (quy hoạch 6 làn xe); vận tốc thiết kế là từ 100 km/giờ. Ước tính tổng mức đầu tư tuyến cao tốc nối sân bay Long Thành đến Hồ Tràm là khoảng 17.000 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 4.500 tỉ đồng.Thủ môn mắc lỗi khó tin, Messi không thể cứu nổi Inter Miami
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
TP.HCM lên kế hoạch phát triển 68 ha công viên
"Thời tiết quá nắng nóng. Sau giờ làm ở công ty, về phòng trọ là phải bật máy lạnh chứ nóng không chịu nỗi. Trước đây mỗi ngày tắm 2 lần. Nhưng thời tiết nắng nóng, tắm đến 6, 7 lần mỗi ngày. Đến khi nhận hóa đơn báo tiền phòng và các dịch vụ thì mới nhận ra tháng 3 vừa qua đã sử dụng điện, nước quá nhiều", anh Phúc kể.
Theo khảo sát và đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thuốc giả tại VN ở mức thấp so với trung bình của các nước. Năm 2017, WHO ước tính 1 trong 10 loại thuốc ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là sản phẩm kém chất lượng hoặc bị làm giả.Để tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trong nước, luật Dược (có hiệu lực từ 2025) đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong kiểm soát chất lượng thuốc. Theo đó, sở y tế sẽ thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi bắt buộc đối với thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức độ 2 hoặc 3 được phát hiện trên địa bàn, nhằm kịp thời xử lý và thu hồi thuốc vi phạm chất lượng trên địa bàn quản lý, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Khi Pháp thử lửa Niger
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.