Đồng lựa chọn can thiệp cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.Khu Công nghệ cao TP.HCM tái lập cơ chế một cửa tại chỗ
Theo Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ, Nguyễn Trần Khánh Huy (25 tuổi, ngụ xã Giai Xuân, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015. Nguyễn Trần Khánh Huy là chủ tài khoản Facebook "Chu Nguyên Chương".Trước đó, qua xác minh, Phòng CSHS phối hợp Phòng An ninh mạng Công an TP.Cần Thơ phát hiện Nguyễn Trần Khánh Huy sử dụng tài khoản Facebook "Chu Nguyên Chương" đăng tải nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật, vu khống, xúc phạm đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP.Cần Thơ.Khi biết cảnh sát truy tìm, Huy trốn khỏi địa phương nhưng vẫn liên tục đăng các thông tin xuyên tạc, thách thức... Đến ngày 31.12.2024, cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ đã bắt được Huy khi Huy đang lẩn trốn tại Quảng Trị.
Aespa lột xác ngoạn mục với hình tượng nữ sinh trong trẻo, liệu fan có tiếc nuối?
Theo biểu thuế suất tiêu thụ đặc biệt, xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, với tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% năng lượng sử dụng được hưởng ưu đãi mức thuế bằng 70% so với ô tô động cơ đốt trong cùng loại. Như vậy, xe hybrid không thuộc diện được hưởng ưu đãi dù góp phần giảm thiểu khí thải, đó là điều bất hợp lý. Trên thực tế, đây là loại xe chạy bằng xăng, tận dụng năng lượng dư thừa trong quá trình vận hành để nạp điện cho bộ pin. Hơn nữa, tỷ lệ 70% cũng gây khó khăn khi xác định tỷ lệ sử dụng nguồn năng lượng giữa xăng và điện của xe hybrid không cố định, biến thiên theo từng điều kiện vận hành.
Chiều 16.1, tại Đà Nẵng, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam".Theo Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tài chính quốc tế đến từ Mỹ, Singapore, Trung Đông, Thuỵ Sĩ rất quan tâm đến phát triển trung tâm tài chính tại Đà Nẵng theo hướng gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính, tài chính thương mại.Về mô hình chung, TP.Đà Nẵng đề xuất phát triển hệ sinh thái của trung tâm tài chính đa thành phần, tập trung theo 3 nhóm dịch vụ.Thứ nhất là cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như dịch vụ thanh toán, thương mại quốc tế, dịch vụ quản lý rủi ro và giao dịch ngoại hối, dịch vụ tài chính xanh, trong đó có các dịch vụ tài chính gắn liền với sự phát triển của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.Thứ hai là các dịch vụ fintech và techfin như cung cấp phần mềm, nền tảng ứng dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán, giao dịch tài sản mã hóa, các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây, blockchain…; đồng thời cung cấp không gian ươm tạo cho các startup, các công ty fintech tìm kiếm sự tăng trưởng, đổi mới và quốc tế hóa.Thứ ba là các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ tiện ích như kiểm toán, kế toán, dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, hải quan, các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, casino, cho thuê, định giá bất động sản và các tài sản liên quan để tạo hệ sinh thái đa dạng, phát triển Đà Nẵng theo định hướng trung tâm tài chính và giải trí thế giới."Để phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính, TP.Đà Nẵng đã quy hoạch quỹ đất 6,17 ha với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của Việt Nam để thiết kế chức năng văn phòng, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, giải trí, tiện ích", ông Minh nói.Đà Nẵng cũng bố trí khu đất 9,7 ha để phát triển các dịch vụ công nghệ tài chính nằm liền kề Khu công viên phần mềm số 2 - một khu vực trọng điểm thu hút các công ty công nghệ tiên tiến với cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin chất lượng cao.Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đỗ Thành Trung, Đà Nẵng cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số). Cùng đó, cần tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại trung tâm tài chính.Cơ chế ưu đãi đầu tư trọng tâm, trọng điểmTheo ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, để định vị Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính tiếp theo của Đông Nam Á, cần tập trung vào 3 trụ cột chiến lược gồm: tài chính xanh, đổi mới fintech và tài chính thương mại."Đà Nẵng có thể trở thành một sandbox (chính sách thử nghiệm có kiểm soát - PV) cho các startup trong các lĩnh vực blockchain, thanh toán kỹ thuật số, các giải pháp tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo thế hệ mới", ông Andy Khoo nói.Nhấn mạnh quản trị là nền tảng của bất kỳ trung tâm tài chính thành công nào, theo ông Andy Khoo, đối với trung tâm tài chính tại Đà Nẵng, điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo sự độc lập trong quy định, tính minh bạch, cách tiếp cận chính sách có tầm nhìn xa. Bằng cách thiết lập một cơ quan quản lý tự chủ theo mô hình của Dubai, trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng có thể xây dựng niềm tin và sự tin cậy từ các nhà đầu tư toàn cầu."Để đảm bảo rõ ràng về mặt pháp lý, chúng tôi đề xuất thiết lập một khung trọng tài chuyên biệt với đội ngũ chuyên gia quốc tế. Tiếp theo, thuế là một trụ cột quan trọng khác. Việc áp dụng chiến lược thuế linh hoạt sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư mà không gây bất lợi cho sự ổn định tài chính", ông Andy Khoo bày tỏ quan điểm.Theo ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair tại Việt Nam, phân tích về các trung tâm tài chính quốc tế (IFC) hàng đầu bao gồm Singapore, Hồng Kông, Dubai, Abu Dhabi và Astana cho thấy, cơ chế ưu đãi đầu tư cạnh tranh và có trọng tâm, trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư toàn cầu.Các trung tâm này đã kết hợp thành công ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính, quy trình pháp lý cải tiến và trợ cấp chi phí hoạt động để giảm rào cản gia nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy hoạt động tài chính bền vững. Tuy nhiên, chỉ nên coi cơ chế ưu đãi là công cụ thu hút ban đầu, còn để IFC phát triển, cần cung cấp nền tảng mang tính cơ cấu bao gồm quản trị minh bạch, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, hạ tầng tiên tiến và hệ sinh thái hợp tác, qua đó thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng", ông Rich McClellan nói.
Giá USD hôm nay 1.5.2024: Thế giới bật tăng trở lại, trong nước đi ngang
Theo các chuyên gia năng lượng, định hướng chuyển đổi nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 8 là phù hợp với các cam kết của Việt Nam và xu hướng của thế giới. Để triển khai đúng theo lộ trình, các nhà máy nhiệt điện than sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiếp cận công nghệ, kỹ thuật; cần nguồn tài chính rất lớn trong khi chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi; khả năng tiếp cận và đảm bảo nguồn nguyên liệu...