Mẹo hay ít người biết khi dùng trình duyệt Safari trên iPhone
Nước non thanh bìnhThể thao điện tử Việt Nam mở đầu năm 2024 với loạt thỏa thuận phát triển mới
Sáng 22.1, Bình Dương tổ chức hội thảo về giải pháp thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025 với sự chủ trì của ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh và sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, học giả kinh tế… hàng đầu của VN.Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, Bình Dương vẫn kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng GRDP năm 2024 là 7,48%.Ông Minh cho rằng trong năm 2025, Bình Dương đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng, cùng với những thách thức nội tại của nền kinh tế như chuyển đổi số, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Cùng đồng lòng bước vào kỷ nguyên chuyển mình của quốc gia, Bình Dương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025.Đây là một mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm đưa Bình Dương tiếp tục bứt phá, khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước.Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn (2021 - 2025), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Bình Dương.Với quan điểm lấy tăng trưởng đột phá để phát triển bền vững nhằm thúc đẩy "kỷ nguyên vươn mình", Bình Dương quyết tâm vượt qua các thách thức và phấn đấu cao đạt tăng trưởng ở mức hai con số theo mục tiêu chung.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 của Bình Dương đạt từ 10%, riêng ngành công nghiệp tăng trưởng trên 12% và dịch vụ tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2024; quy mô nền kinh tế tỉnh ước đạt trên 572.442 tỉ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt trên 195 triệu đồng/người.Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng tối thiểu 10%/năm, đạt lần lượt khoảng 38.000 triệu đô la Mỹ xuất khẩu và 26.800 triệu đô la Mỹ nhập khẩu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 179.798 tỉ đồng, tăng tối thiểu 11%/năm, đạt 31,4% GRDP toàn tỉnh. Trong đó, dự kiến tập trung mọi nguồn lực đầu tư khoảng 36.000 tỉ đồng cho khu vực đầu tư công…TS Trần Du Lịch nhận định, tăng trưởng kinh tế hai con số là một thách thức lớn đối với Bình Dương. Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, vấn đề căn cơ vẫn là chuyển mô hình công nghiệp hóa theo chiều rộng dựa vào đất đai và lao động giá rẻ sang mô hình công nghiệp hóa theo chiều sâu gắn với "chuyển đổi kép" (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh - PV).Bình Dương phải nâng cấp 3 đột phá trong kỷ nguyên mới là đột phá về thể chế và môi trường đầu tư; đột phá về nâng cấp ngành công nghiệp và khu công nghiệp; đột phá về hạ tầng giao thông và phát triển đô thị mới.Ngoài ra, TS Trần Du Lịch đề nghị Bình Dương cần phải có những giải pháp thúc đẩy tăng tổng cầu có tác động tăng GRDP trong năm 2025, như: Tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong các dự án đầu tư; triển khai nhanh các dự án đầu tư công, sớm đưa vốn đầu tư công vào thị trường; chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện cơ chế "liên kết ngân hàng - doanh nghiệp" để kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng; tập trung hỗ trợ về thủ tục, gỡ những vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu…
Thanh niên tình nguyện háo hức lên đường sang nước bạn Lào
Ngày 28.2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc chủ trì hội nghị.Về sắp xếp bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tập trung, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Đồng thời, chỉ đạo triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống MTTQ Việt Nam TP.HCM đảm bảo chặt chẽ, đúng chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy. Quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn liên quan và yêu cầu thực tiễn.Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất giảm 1 đầu mối bên trong Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, từ 6 còn 5 ban. Thành lập Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo - Đối ngoại và Ban Phong trào, chuyển công tác đối ngoại về Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, chuyển công tác người Việt Nam ở nước ngoài về Ban Dân tộc - Tôn giáo.Sau sắp xếp, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có 5 đầu mối gồm: Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, Ban Tổ chức, Ban Dân chủ - Pháp luật, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Văn phòng.Về nhân sự Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, bổ nhiệm bà Dương Thị Huyền Trâm, Trưởng ban Phong trào giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội; bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng ban Phong trào và bà Cao Thị Thu Duyên, Phó trưởng ban Tuyên giáo - Đối ngoại giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo - Vận động xã hội.Sau sắp xếp, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm có: - Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách chung.- Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách ban Tổ chức; phụ trách chung Văn phòng, trong đó trực tiếp phụ trách công tác tài chính, tài sản công và đối ngoại.- Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân chủ - Pháp luật; phụ trách công tác tổng hợp, quản trị, văn thư - lưu trữ của Văn phòng; phụ trách cụm thi đua số 4.- Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Tuyên giáo - Vận động xã hội, phụ trách cụm thi đua số 1.- Ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phụ trách Ban Dân tộc - Tôn giáo, phụ trách cụm thi đua số 2 và 3.- Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 6 người: Lê Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thị Lê Hương, Dương Thị Huyền Trâm, Nguyễn Quốc Việt, Thạch Nghi Xuân, Hoàng Mai Quỳnh Hoa.Theo Quyết định số 2501 Thành ủy TP.HCM, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM kết thúc hoạt động từ ngày 28.2.2025. Đảng ủy các Cơ quan Đảng TP.HCM đã có Quyết định số 09 thành lập Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 38 đảng viên; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 3 đảng viên.Trong đó, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Bí thư Đảng ủy; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Phó bí thư Đảng uỷ; bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy. Chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM gồm 3 người: ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giữ chức Chủ nhiệm; hai ủy viên gồm ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng ban Tổ chức và ông Trần Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Trưởng ban Thanh tra nhân dân. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sẽ tiếp tục tham mưu thực hiện chủ trương sắp xếp tinh gọn hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố theo chủ trương, định hướng của Trung ương, Thành ủy TP.HCM.
Ở miền Nam, giá heo hơi ở các tỉnh miền Đông như: TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh cùng tăng 1.000 đồng lên 61.000 đồng/kg. Đây là mức giá của các địa phương còn lại, trừ Bình Phước 60.000 đồng/kg. Tại ĐBSCL, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Long lên 60.000 đồng/kg. Các địa phương khác duy trì từ 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Quán mì ở TP.HCM trong phim Mai của Trấn Thành: 40 năm qua lần đầu bán hết sớm 4 tiếng
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.