Xử phạt nghiêm công ty chứng khoán vi phạm trong chào bán trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 3.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25.1 đến ngày 2.2), lực lượng CSGT đã phát hiện, lập biên bản 1.651 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Trong đó, có 332 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 497 trường hợp vi phạm tốc độ, tạm giữ 423 phương tiện các loại, tước giấy phép lái xe 55 trường hợp, trừ điểm 219 trường hợp, nộp kho bạc hơn 5 tỉ đồng.Theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk, ngay từ ngày đầu trong kỳ nghỉ tết, lực lượng CSGT đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phối hợp một số đơn vị công an khác triển khai các phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn giao thông, tuyên truyền pháp luật, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Đồng thời, bố trí các tổ tuyên truyền lưu động bằng xe loa tại các tuyến đường, khu vui chơi, lễ hội, điểm nút phức tạp về trật tự, an toàn giao thông… Tổ chức tuần tra, kiểm soát, phân luồng giao thông, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên mọi nẻo đường, cả ngày và đêm, xuyên Tết nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại vui xuân, đón Tết, đặc biệt là kiểm soát nồng độ cồn…Đặc biệt, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình "Lái xe tỉnh táo - Vạn dặm bình an". Theo đó, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên các tuyến đường tổ chức dừng, kiểm soát hàng nghìn lượt phương tiện vận tải bằng ô tô, mời tài xế dùng cà phê, nước trà chuẩn bị sẵn để giúp tài xế tỉnh táo, điều khiển phương tiện an toàn.Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng đã phát tặng 9.672 phần quà nhu yếu phẩm thiết thực như bánh mì, nước uống đóng chai, xăng; kết hợp phát gần 1.000 mũ bảo hiểm và hỗ trợ, tuyên truyền, nhắc nhở kiểm tra các yếu tố kỹ thuật của phương tiện cho người dân trong quá trình di chuyển để bảo đảm an toàn.Chủ Gaming center: người bán trà chanh, kẻ đào coin chờ tái xuất
Đầu tiên, thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lên khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức do tăng cân, các khớp chịu lực như đầu gối, hông và cột sống sẽ chịu sức ép lớn hơn. Tình trạng này làm tăng tốc độ hao mòn của các khớp, dẫn đến các bệnh như thoái hóa khớp.Ngoài ra, việc tăng cân quá mức còn gây ra rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Mô mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở những người béo phì, không chỉ là dự trữ năng lượng mà còn hoạt động như một tuyến nội tiết, tiết ra các chất gây viêm, trong đó có hoóc môn leptin. Ở người béo phì, nồng độ leptin quá cao có thể kích thích phản ứng viêm, tăng sản xuất enzyme phân hủy sụn khớp, dẫn đến thoái hóa sụn nhanh hơn.Hơn nữa, viêm mạn tính do béo phì không chỉ ảnh hưởng đến các khớp chịu lực như đầu gối mà còn tác động đến các khớp nhỏ hơn, chẳng hạn khớp bàn tay. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây phát hiện ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ dễ gây tích tụ mỡ trong cơ đùi, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.Để bảo vệ sức khỏe khớp, các chuyên gia khuyến cáo cần quản lý cân nặng ở mức khỏe mạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động thể chất. Theo nghiên cứu từ chuyên san New England Journal of Medicine, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi giảm cân thành công thì mức độ đau khớp sẽ giảm đáng kể. Việc thực hiện các biện pháp quản lý cân nặng không chỉ giảm nguy cơ thoái hóa khớp mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận tăng đột biến?
Sáng qua 18.3, đội tuyển U.22 VN đã có mặt tại Trung Quốc để chuẩn bị bước vào chinh chiến tại giải đấu giao hữu CFA Team China 2025.Sáng 19.3, đội đã có buổi tham quan sân Trung tâm Thể thao Olympic Diêm Thành - nơi sẽ diễn ra các trận đấu tại giải bóng đá U.22 quốc tế CFA Team China 2025. Do Ban tổ chức giải không sắp xếp cho các đội tập làm quen sân thi đấu để bảo dưỡng mặt cỏ, nên đây là hoạt động cần thiết nhằm giúp các cầu thủ có cảm quan trực quan hơn về địa điểm thi đấu.Do HLV Kim Sang-sik bận làm việc với đội tuyển quốc gia, nên đội tuyển U.22 được giao cho HLV Đinh Hồng Vinh dẫn dắt. Tại Trung Quốc, U.22 VN chạm trán với các đối thủ rất chất lượng: U.22 Trung Quốc, U.22 Hàn Quốc và U.22 Uzbekistan.Theo lịch thi đấu, U.22 VN đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Vào 18 giờ 35 ngày 23.3, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh đối đầu U.22 Uzbekistan. Ở trận hạ màn diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3, các chàng trai VN sẽ so tài với chủ nhà U.22 Trung Quốc.Các trận đấu tại CFA Team China 2025 không chỉ đơn thuần mang tính chất giao hữu, mà nằm trong kế hoạch dài hạn của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), đã được xây dựng lộ trình từ sớm để U.22 VN có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại U.23 châu Á 2026 (tháng 9.2025) cũng như SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm."Tiếp nối đợt tập trung trong tháng 9.2024, U.22 VN đặt mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2025, đặc biệt là hướng đến vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33. Toàn đội đang nỗ lực để có sự kết dính tốt nhất, tạo nên một tập thể mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với HLV trưởng Kim Sang-sik trong thời gian qua. Chúng tôi chú trọng việc duy trì triết lý xuyên suốt từ đội tuyển quốc gia xuống U.22 VN. Các giáo án, bài tập đã được ban huấn luyện thống nhất, đảm bảo sự đồng bộ giữa 2 đội tuyển", quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.Ban đầu, thành phần U.22 VN có 26 cầu thủ được triệu tập. Tuy nhiên, tiền đạo Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nên U.22 VN sang Trung Quốc với 25 cầu thủ. Trong số này, 2 cầu thủ Việt kiều được trao cơ hội là Andrej Nguyễn An Khánh (trở về từ CH Czech) và Viktor Lê (đang khoác áo CLB Hà Tĩnh ở V-League). Nếu Andrej An Khánh từng được gọi dưới thời HLV tiền nhiệm Philippe Troussier thì đây mới là lần đầu tiên Viktor Lê xuất hiện trong màu áo đội tuyển. Đây là điều mà tiền vệ mang 2 dòng máu Việt - Nga rất chờ đợi, kể từ khi anh nhận quốc tịch VN vào tháng 1.2025.Andrej Nguyễn An Khánh sinh năm 2005, sẽ là cầu thủ trẻ đầy tiềm năng. Trong khi đó, Viktor Lê năm nay 22 tuổi (đúng độ tuổi dự SEA Games) là cái tên nhận được sự kỳ vọng lớn từ giới mộ điệu. Anh có lối đá kỹ thuật và tư duy chiến thuật tốt. Yếu tố chính giúp Viktor Lê lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik và các cộng sự là anh đã tạo được dấu ấn ở sân chơi bóng đá cao nhất VN. Tiền vệ Việt kiều là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần giúp CLB Hà Tĩnh gây ấn tượng mạnh với chuỗi 13 trận bất bại suốt giai đoạn lượt đi của V-League mùa giải 2024 - 2025. Việc được cùng U.22 VN sang Trung Quốc "thử lửa" với các đối thủ mạnh là cơ hội để các cầu thủ Việt kiều nói chung và Viktor Lê nói riêng chứng minh năng lực, ghi điểm trước ban huấn luyện.Tuy nhiên, hạn chế của các cầu thủ Việt kiều là khả năng thích nghi. Chưa nói đến những khía cạnh khác như văn hóa, lối sinh hoạt…, yếu tố cần nhất để các cầu thủ Việt kiều có thể hòa nhập tốt chính là vốn tiếng Việt. Viktor Lê từng bày tỏ: "Hạn chế về ngôn ngữ là điểm mà tôi cần cải thiện nhiều. Thời gian qua, tôi cố gắng trò chuyện nhiều hơn với các đồng đội trong CLB và tìm giáo viên dạy tiếng Việt".
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
Xây ụ bê tông lấn đường, gây nguy hiểm
NSND Việt Anh tên thật là Nguyễn Văn Liêm, sinh năm 1958 ở TP.HCM. Trong sự nghiệp, ông gây ấn tượng với loạt vai diễn trong Mùi ngò gai, Gia đình phép thuật, Gia đình là số một… Nam nghệ sĩ có khả năng biến hóa từ vai chính diện đến hài hước. Ở tuổi U.70, NSND Việt Anh có cuộc sống giản dị. Chuyện đời tư của nam nghệ sĩ cũng được mọi người quan tâm.