Những công cụ AI miễn phí giúp sáng tạo video
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.Sao phim 'Chạng vạng' Kristen Stewart lên án Hollywood
Sáng 10.2, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.487 đồng, tăng 25 đồng so với cuối tuần qua. Với biên độ 5%, giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch nằm trong khoảng từ 23.263 - 25.711 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đồng loạt tăng 20 đồng như ngân hàng Vietcombank mua chuyển khoản ở mức 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng; ACB mua chuyển khoản lên 25.130 đồng, bán ra 25.490 đồng… Tương tự, giá USD tự do cũng tăng 20 đồng khi mua vào lên 25.630 đồng, bán ra 25.730 đồng.Giá USD thế giới cũng tăng trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 108,19 điểm, tăng 0,26 điểm so với hôm qua. Đồng bạc xanh liên tục đứng ở mức cao vì các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Cuối tuần qua, Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng (reciprocal tariffs) vào tuần này, đánh dấu bước leo thang căng thẳng mới với các đối tác thương mại. Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7.2, ông Trump nhấn mạnh rằng động thái này sẽ có tác động sâu rộng, dù chưa tiết lộ chi tiết về các biện pháp cụ thể. Theo ông, đây sẽ là hướng đi chính thay vì áp dụng thuế nhập khẩu toàn cầu vì đây là cách tiếp cận công bằng nhất. Ông nhấn mạnh: "Không ai bị thiệt hại. Họ thu thuế chúng ta bao nhiêu, chúng ta thu thuế họ bấy nhiêu. Hoàn toàn tương xứng". Theo một số nhà phân tích, thuế quan thường chỉ tác động một lần đến giá cả, ảnh hưởng đến những mặt hàng cụ thể bị đánh thuế chứ không phải là động lực căn bản và rộng khắp của lạm phát. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đang áp thuế lên tất cả hàng hóa và điều này có thể tạo ra loại lạm phát cơ bản mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lo ngại, ảnh hưởng đến lộ trình hạ lãi suất của Fed do áp lực lạm phát gia tăng...
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Kỹ sư Sagar Neware chưa bao giờ chú ý nhiều đến những thứ như bitcoin. Nhưng giờ đây, anh thừa nhận giao dịch tiền điện tử đang chiếm hết cuộc sống của mình. Chàng trai Ấn Độ 25 tuổi này cho biết anh dành cả đêm để theo dõi giá cả, vì thị trường tiền điện tử không bao giờ đóng cửa. Và anh không phải là người duy nhất.Khi nguồn việc làm và thu nhập không so kịp với tốc độ tăng trưởng trong nước, ngày càng nhiều người trẻ ở Ấn Độ chuyển sang tiền điện tử để kiếm thêm tiền.Giao dịch bitcoin và các loại tiền mã hóa khác trên bốn sàn giao dịch chính của Ấn Độ đã tăng gấp đôi trong quý IV, theo dữ liệu từ CoinGecko.Hầu hết các khoản tăng đều có động lực từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ từ các thị trấn nhỏ.Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng thị trường tiền điện tử vẫn rất biến động và là nơi rủi ro để cất giữ tiền mặt. Nhưng điều đó không ngăn cản những sinh viên như Ashish Nagose. Anh nói rằng mình đã có một doanh nghiệp bán hoa tươi, và có thể giao dịch tiền điện tử như một nghề tay trái.Hiện tại, thị trường tiền điện tử của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng lên hơn 15 tỉ USD vào năm 2035 - tức gấp khoảng 6 lần con số của năm ngoái.Tuy nhiên, các nhà giao dịch mới vào nghề sẽ phải giải quyết một số vấn đề phức tạp. Ấn Độ đánh thuế cao đối với lợi nhuận giao dịch tiền điện tử và không đặt ra bất kỳ quy tắc mới nào cho thị trường, cũng như không đưa thị trường này vào luật chứng khoán hiện hành.Trong khi đó, ngân hàng trung ương của nước này vẫn tỏ ra hoài nghi mạnh mẽ về toàn bộ ý tưởng này.Dù vậy, có vẻ như những thách thức trên không ngăn cản được thế hệ người trẻ “mê” tiền điện tử mới của Ấn Độ.
Nhận định trên được Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ trong buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh thành phía nam diễn ra tại TP.HCM, sáng 9.1.Tổng Bí thư đánh giá năm 2024, nước ta đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đạt được những bước đi quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.Trong những thành tựu đạt được có phần đóng góp rất lớn của các nguyên lãnh đạo, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ - những người đã cống hiến trí tuệ, tâm huyết và kinh nghiệm quý báu góp phần hoạch định chính sách, đưa ra các định hướng, giải pháp đột phá trên tất cả lĩnh vực.Tổng Bí thư cho biết, năm 2025 là năm rất quan trọng đối với đất nước. Trung ương Đảng đã thống nhất cao việc xác định nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.Xác định khoa học công nghệ là đột phá quan trọng hàng đầu, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khoa học công nghệ sẽ là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu.Tổng Bí thư nhấn mạnh trước hết cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách công cuộc đổi mới kinh tế, bởi mục tiêu tăng trưởng 2 con số phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đổi mới kinh tế. Bên cạnh đó, ưu tiên bộ máy tinh gọn để cất cánh bay cao, bay xa. Hiện Chính phủ và Quốc hội đang thực hiện rất quyết liệt, làm gương cho các địa phương hưởng ứng. Tổng Bí thư chia sẻ xây dựng bộ máy "tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả" được nhiều nước nghiên cứu.Một ưu tiên khác được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra là giải quyết các nguồn lực bị lãng phí như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản các vụ án tranh chấp kéo dài.Đồng thời, hoàn thiện các cơ chế thử nghiệm để hỗ trợ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy kinh tế tư nhân.Tổng Bí thư nêu định hướng phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, lấy con người là trọng tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ có khoa học công nghệ mới đưa nền hành chính quản trị minh bạch. Trước đây, khi làm thủ tục, người dân phải đi xác nhận giấy tờ rất nhiều, ở các cơ quan khác nhau như giấy photo hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký này, giấy đăng ký kia."Tất cả cái đó làm thủ tục hành chính nặng nề, tại sao các cơ quan quản lý không liên thông với nhau", Tổng Bí thư trăn trở, đồng thời nhấn mạnh khi thủ tục giải quyết minh bạch thì sẽ không phát sinh tiêu cực. Dự kiến tuần tới sẽ có hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.Tổng Bí thư mong muốn, đội ngũ trí thức, các nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới, đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước.Đội ngũ trí thức phải có trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ sau tiến bộ, trở thành động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại, văn minh toàn cầu; đồng thời là cầu nối để xây dựng mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước, quốc tế, trí thức người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài."Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới", Tổng Bí thư bày tỏ.Tổng Bí thư nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật. Và đáp lại, đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.Đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa, không ngừng nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của nhân dân, góp phần bồi đắp nền văn hiến lâu đời, đặc sắc của dân tộc, làm rạng rỡ non sông, đất nước và đóng góp vào tích cực vào văn minh của nhân loại.Tổng Bí thư mong muốn, thời gian tới các văn nghệ sĩ sẽ đóng góp, cống hiến nhiều hơn nữa, bằng việc sáng tạo ra những tác phẩm mang tầm vóc thời đại, có giá trị lớn về tư tưởng, nghệ thuật, tôn vinh những giá trị chân, thiện, mỹ, phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Chia sẻ thêm với văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư cho biết, Đảng sẽ có nghị quyết về phát triển văn hóa, văn nghệ và nghiên cứu ban hành chiến lược quốc gia về xây dựng nền văn học nghệ thuật trong kỷ nguyên mới.Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp tháo gỡ những nút thắt về pháp luật, cơ chế, chính sách, ngân sách, tài chính, đầu tư tạo nguồn lực, tạo không gian cho văn nghệ sĩ tự do sáng tạo, sáng tác, đồng thời đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc, suy thoái, phi văn hóa.
Thấy CSGT Đội Bình Triệu, tài xế xe khách tăng ga bỏ chạy bất chấp lệnh dừng
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.