Nắng hạn kéo dài, gần 1.900 hộ dân ở Bình Phước thiếu nước sinh hoạt
Mới đây, qua công tác quản lý địa bàn, theo dõi hoạt động kinh doanh trên môi trường online, ngày 13.2, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh PS.S do bà T.T.N.T làm chủ hộ kinh doanh, địa chỉ tại thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 2 phát hiện hộ kinh doanh PS.S đang livestream bán hàng trên mạng xã hội TikTok các sản phẩm quần Jean, trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Tang vật gồm 30 sản phẩm quần Jean và trị giá tang vật trên 7,5 triệu đồng.Đội QLTT số 2 đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh PS.S về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa theo quy định. Trên thị trường hiện nay đang có xu hướng kinh doanh mua đi bán lại các sản phẩm quần áo thanh lý, hàng quần áo nhập khẩu đã qua sử dụng và lợi dụng mạng xã hội để bán hàng trực tiếp đến người sử dụng. Theo một cán bộ QLTT TP.HCM, tại mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy. Như vậy, quần áo, hàng gia dụng đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu. Việc kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài ra, hành vi mua bán mặt hàng dệt may, thời trang có thể bị xử lý hành vi làm giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã tiêu hủy nhiều lô hàng dệt may không đạt chất lượng kiểm định và bị bắt giữ vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ hợp lệ, trong đó hầu hết là sản phẩm thời trang nhái, giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.Có phải người trẻ 8X không còn nhiều cơ hội tìm việc làm?
Mới đây, iFixit đã công nhận Galaxy S25 Ultra là mẫu "điện thoại Galaxy dễ sửa chữa nhất trong nhiều năm" nhờ vào thiết kế thân thiện với người dùng. Cụ thể, Galaxy S25 Ultra sử dụng 4 thanh nhỏ để giữ pin cố định, điều này cho phép người dùng dễ dàng tháo pin chỉ bằng cách kéo các thanh này lên.Phương pháp này đơn giản hơn nhiều so với cách tháo pin của iPhone. iFixit cho rằng sự thay đổi này chủ yếu là do luật Quyền sửa chữa ở châu Âu mà không phải từ mong muốn của Samsung trong việc giúp người tiêu dùng dễ dàng sửa chữa điện thoại.Mặc dù vậy, iFixit cho rằng Samsung vẫn còn nhiều điều cần cải thiện để điện thoại Galaxy có thể đạt được mức độ sửa chữa như mong đợi. Theo đó, mọi điểm tiếp xúc trên điện thoại, từ mặt trước đến mặt sau, đều cần thêm keo dán trong quá trình sửa chữa, điều này có thể gây khó khăn cho người dùng.Bên cạnh việc tháo lắp pin dễ dàng, iFixit cũng đánh giá cao một lợi thế khác của Galaxy S25 Ultra chính là thiết kế camera dạng mô-đun, giúp việc mở vỏ camera và thay thế các thành phần bên trong trở nên dễ dàng hơn. Người dùng có thể lựa chọn linh kiện thay thế từ bên thứ ba thay vì chỉ sử dụng linh kiện chính hãng của Samsung.Về điểm số khả năng sửa chữa, iFixit đã chấm Galaxy S25 Ultra mức 5/10, cao hơn so với các thế hệ trước nhưng vẫn thấp hơn so với 7/10 của iPhone 16 Pro Max và 9/10 của HMD Skyline.
Chồng tử vong, vợ và 2 con bị thương nặng
Ngày 12.1, chung kết giải đấu The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) lên sóng VTV3 với Top 6 sinh viên xuất sắc nhất gồm Huỳnh Thị Quỳnh Nga (Học viện Hàng không Việt Nam), Lê Văn Minh (Trường đại học FPT Đà Nẵng), Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni), Đinh Tuấn Dương (Học viện Tài Chính), Trương Xuân Lộc (Trường Kinh tế, Trường đại học Vinh) và Chan Yee Lun (Trường đại học Quốc tế Miền Đông).Bước vào những vòng đấu được đánh giá "căng thẳng bậc nhất" của Vũ trụ Đồng tiền 2024, Top 6 phải tìm cách giải mật mã, đồng thời đàm phán, trao đổi, mua bán các vật phẩm, trổ tài phản biện để chọn ra Top 2 chung cuộc. Chia sẻ về trận đấu cuối cùng của Lê Văn Minh và Đoàn Quốc Duy, nhà báo - BTV Ngọc Trinh nói: "Đây là cuộc chơi, không phải cuộc thi. Bên cạnh sự bản lĩnh, các bạn cũng cần có may mắn. Nhưng ở vòng này, các bạn cần thêm kỹ năng phản biện, đưa ra quan điểm, lý giải bằng các số liệu cụ thể để thuyết phục chúng tôi".Đặc biệt, chương trình bất ngờ chào đón sự góp mặt của phi công Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông cho hay: "Tôi rất vinh dự khi có mặt trong đêm chung kết hôm nay, rất tự hào và cũng rất hồi hộp. Tất cả các thí sinh đã chiến thắng chính mình và cần được tuyên dương vì tinh thần học tập, trí tuệ vì dù còn đang đi học nhưng các bạn đã hiểu rõ những kiến thức khó về kinh tế, đầu tư, tài chính. Với tôi, Vũ trụ Đồng tiền không chỉ chọn ra những người tiêu biểu mà còn góp phần lan tỏa đến thế hệ trẻ tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao trí tuệ, trở thành những người bản lĩnh trong xã hội ngày nay. Những tài năng trẻ này sẽ không chỉ trở thành những người thành công mà còn góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Cách đây 45 năm tôi cũng trải qua nhiều cuộc thi tuyển chọn gắt gao, tôi hiểu sự hồi hộp của các bạn. Tôi mong các bạn hãy luôn bình tĩnh, sáng suốt và các bạn sẽ là những người chiến thắng".Sau khi bàn bạc, đánh giá quá trình từ vòng thi và cả quá trình thể hiện của 2 thí sinh tại giải đấu năm nay, ban giám khảo đã đưa ra quyết định cuối cùng: Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni) chính thức trở thành "Ngôi sao Vũ trụ Đồng tiền của năm 2024", sở hữu giải thưởng tiền mặt 1 tỉ đồng, 1 học bổng và chiếc xe hơi VinFast VF3.Chia sẻ cảm xúc sau khi vượt qua hơn 25.000 sinh viên đến từ gần 30 trường đại học trên khắp cả nước, Đoàn Quốc Duy cho biết: "Mình tin bản thân đã có một hành trình đầy dấu ấn của mùa giải năm nay. Từ quá trình tiếp cận kiến thức, học tập, trải nghiệm cùng những bạn khác, ban giám khảo, các chuyên gia đều để lại những khoảnh khắc đáng nhớ".
Sáng ngày 19.12, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX với thông điệp "Vạn trái tim - Một tấm lòng". Chương trình thu hút hơn 250 CBCNV của các đơn vị thuộc EVNGENCO3 tham gia (Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, Công ty EPS, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa) và các đơn vị bạn như Công ty Vận chuyển khí Đông Nam bộ, Công ty Năng lượng Mekong 2.2. Kết quả, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận được 230 đơn vị máu đạt yêu cầu, số lượng máu này gấp 2 lần số lượng máu các năm trước được tiếp nhận.
Tăng như vũ bão, giá cà phê đạt mốc lịch sử mới
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.