$925
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Thông tin ban đầu vụ cướp tiệm vàng xảy ra khoảng 14 giờ 24 phút ngày 13.2 tại tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý Như Ngọc Châu, khu vực chợ mới Di Linh, TT.Di Linh (H.Di Linh), kẻ gian dùng búa phá tủ kính cướp tiệm vàng, khiến nhiều người hoảng loạn.Hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, kẻ gian mặc áo khoác màu vàng, đội nón bảo hiểm và đeo khẩu trang che kín mặt mang theo búa sắt vào một tiệm vàng ở TT.Di Linh. Sau khi quan sát, kẻ này dùng búa phá tủ kính lấy đi nhiều vàng rồi tẩu thoát.Thời điểm này, nhiều người có mặt la lớn, nhưng do kẻ cướp cầm búa sắt hung hãn đe dọa nên không ai dám lao vào khống chế. Toàn bộ diễn biến vụ cướp tiệm vàng được camera an ninh ghi lại.Ngay sau khi xảy ra vụ cướp, Công an H.Di Linh và Công an TT.Di Linh đang có mặt tại tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý Như Ngọc Châu khu vực Chợ mới Di Linh phong tỏa hiện trường; đồng thời, triển khai công tác khám nghiệm hiện trường và làm việc với các nhân chứng phục vụ công tác điều tra, truy xét nghi can vụ cướp tiệm vàng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của p168. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ p168.Dọc đường Trần Quý (Q.11), gần chợ Thiếc - khu vực tập trung người Hoa sinh sống xuất hiện nhiều điểm bán lá bưởi, lá trắc bách diệp (trắc bá diệp, cây thuộc bài) vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Những cành lá bưởi xanh non mơn mở, tươi rói dài khoảng 30 cm được bán với giá từ 10.000 - 12.000 đồng. Cành trắc bách diệp có giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Ngoài ra, một số tiệm còn bán cây trắc bách diệp trồng trong chậu nhỏ phục vụ cộng đồng người Hoa ở khu vực này. Bà Tư (50 tuổi, ở Q.11) - tiểu thương bán trái cây cạnh chợ Thiếc cho biết vào các ngày rằm, mùng 1 trong năm, lá bưởi cũng được bày bán nhưng đến tết thì giá đắt hơn và khách hàng mua nhiều hơn. "Lá bưởi được người Hoa, đặc biệt là người Hoa Quảng Đông mua về để nấu nước lau bàn thờ giúp sạch sẽ hơn. Ngoài ra còn có quan niệm lá bưởi giúp loại bỏ những xui xẻo, thanh lọc không khí trong nhà. Lá trắc bách diệp thì được cắm thêm vào bình bông chưng lên bàn thờ để cầu may mắn, rước tài lộc vào nhà trong năm mới", bà Tư nói.Hơn 20 năm buôn bán ở chợ Thiếc, mỗi dịp tết, cứ đến khoảng ngày 15 tháng chạp thì bà Tư nhập thêm số lượng nhiều 2 loại lá này về bán. Sau ngày 20 tháng chạp, khi người dân bắt đầu dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa đón tết thì mặt hàng này đắt khách hơn. Những ngày này, mỗi ngày, bà Tư bán được vài trăm cành lá bưởi và trắc bách diệp. "Người Hoa như tôi cuối năm dọn nhà nhất định phải có lá bưởi. Không chỉ dùng để lau bàn thờ mà còn dùng nấu nước tắm. Quan niệm của chúng tôi là lá bưởi có thể tẩy rửa những thứ không sạch sẽ, xua đuổi xui rủi trong năm cũ, đón năm mới may mắn, bình an", bà Lý Hoa (60 tuổi), khách mua lá chia sẻ, sáng 18.1. Cũng trên đường Trần Quý, cách tiệm của bà Tư vài mét là tiệm của bà Hạnh (72 tuổi) cũng bày bán 2 loại lá này. Ngoài ra, bà còn nhập cả trăm chậu trắc bách diệp lớn, nhỏ bán thêm. Bà chia sẻ, trắc bách diệp cũng là một vị thuốc trong Đông y, được nhiều người chưng làm cảnh trong nhà. Dịp tết, người Hoa không chỉ mua lá cây này chưng mà còn ngắt từng lá nhỏ, bỏ trong bao lì xì đặt lên bàn thờ. Bà Hạnh nhập cây trắc bách diệp từ làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), bán với giá 80.000 đồng/chậu nhỏ. Nhiều năm nay, không chỉ người Hoa mà nhiều người Việt cũng mua về chưng tết. Bà Hạnh cho biết thêm, ngày thường khách cũng thường hay mua để tặng cho bạn bè, người thân trong dịp sinh nhật lần thứ 60, với mong muốn đem lại sự may mắn cho người được tặng. Chị Huỳnh Kim (40 tuổi, ở Q.11) chia sẻ: "Tuy tôi không phải là người Hoa nhưng sống lâu năm ở khu Chợ Lớn nên cũng thường mua lá bưởi về lau bàn thờ mỗi dịp Tết Nguyên đán. Tôi có niềm tin rằng lá bưởi loại bỏ xui xẻo, giúp không khí trong nhà lưu thông, sạch sẽ". ️
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C. ️
Các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội cùng một số nhà khoa học ở các đơn vị khác vừa công bố việc phát hiện một loài ốc cạn mới cho khoa học. Mẫu vật đã được phát hiện tại vị trí Hố Sụt 1 của hang động Sơn Đoòng, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng, tỉnh Quảng Bình. Loài ốc cạn mới này được nhóm nghiên cứu đặt tên Việt Nam là ốc nón Sơn Đoòng.Loài ốc mới được đặt tên khoa học là Calybium plicatus sp. nov, dựa trên đặc điểm có các gờ xuất hiện trên cạnh đỉnh trong miệng vỏ (theo tiếng Latin thì plicatus nghĩa là gờ, nếp gấp). Đây là loài thứ hai thuộc giống (chi) ốc cạn Calybium Morlet, 1892 (Gastropoda: Helicinidae) được phát hiện trên thế giới, đồng thời cũng là lần đầu tiên ghi nhận giống ốc cạn này cho khu hệ động vật Việt Nam. Theo nhóm nhà khoa học, phát hiện loài ốc cạn mới này càng khẳng định Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là ở hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hang động. Việc phát hiện loài mới đã được công bố trên Tạp chí Ruthenica, Russian Malacological Journal (tháng 1.2025), trong một bài báo khoa học do TS Đỗ Đức Sáng, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, là tác giả liên hệ. Việc phát hiện ốc nón Sơn Đoòng là một kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu đa dạng sinh học hệ thống hang động Sơn Đoòng, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam. Được biết, hiện nay, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.954 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành. Trong đó, 111 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài trong Sách đỏ thế giới. Về động vật, ghi nhận 1.399 loài thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó, có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 116 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới. ️