Vingroup và FPT hợp tác thúc đổi chuyển đổi xanh toàn diện
Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc.Chạm tay đến giấc mơ với học bổng toàn phần từ ngân hàng số CIMB
mỗi lúc xe dừng thằng cháu vật vờ thắp nén hương
'Mối tình' 17 năm ở ngôi trường xinh đẹp nơi phố núi
Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu cơ sở giáo dục công lập có học sinh THCS đã thu học phí từ tháng 9 đến nay của năm học 2024-2025 thì thực hiện hoàn trả học phí cho học sinh trước ngày 31.1.2025.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai đến các phòng GD-ĐT và các trường THCS yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM trong năm học 2024-2025.Theo đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng lưu ý các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, áp dụng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí của TP như sau: Mức hỗ trợ cụ thể chia thành 2 nhóm học sinh như sau:Ông Dương Trí Dũng đề nghị các cơ sở giáo dục công lập có học sinh THCS đã thực hiện tạm thu học phí hoàn trả cho học sinh theo mức thu học phí THCS được quy định tại Nghị quyết số 37 trước ngày 31.1.2025.Đối với học sinh đã chuyển trường, ông Dũng yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chi trả hỗ trợ học phí cho học sinh theo quy định theo số tháng thực học tại trường.Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, lãnh đạo sở này đề nghị các trường rà soát số lượng học sinh và thực hiện hỗ trợ 1 lần theo số tháng thực học vào cuối năm học 2024-2025.Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng nêu rõ, kinh phí thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh theo Nghị quyết số 37 đã được bố trí trong dự toán giao cho UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện theo Quyết định số 5828 của UBND TP."UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện có trách nhiệm rà soát số lượng học sinh, học viên GDTX thực tế trong năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng được hỗ trợ học phí theo quy định để chi trả đúng đối tượng, đúng định mức và thực hiện thanh quyết toán theo quy định".Nghị quyết số 37 của HĐND TP.HCM nêu rõ, chính sách hỗ trợ học phí sẽ được áp dụng trong 9 tháng của năm học 2024-2025, với kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách TP.HCM theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành.Theo thống kê của Sở GD-ĐT, ở cấp THCS, toàn thành phố có hơn 464.000 học sinh công lập, hơn 30.000 học sinh tư thục. Tổng kinh phí dự kiến để miễn học phí cho toàn bộ học sinh vào khoảng 237 tỉ đồng.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Những quán cà phê trang trí 3,5 tấn sách cũ và vật dụng thời 'ông bà anh'
Honda CB150R Streetster gia nhập thị trường trong năm 2019 và được nâng cấp trong năm 2022. Trong khi đó, Yamaha XS155R vừa được Yamaha Việt Nam trình làng cuối năm 2022. Hai mẫu xe này có khá nhiều điểm tương đồng về xuất xứ, kênh phân phối... Tuy nhiên, mỗi mẫu xe đều có đặc trưng riêng về kiểu dáng thiết kế, trang bị, động cơ… để tạo sức hút với khách Việt. Vậy mẫu xe nào đáng “đồng tiền bát gạo”? Hãy cùng Thanh Niên đặt Yamaha XS155R và Honda CB150R Streetster lên bàn cân so sánh.