Đi chợ khuya
Để đủ tiền sinh hoạt và gửi về nhà, Trinh cùng bạn thuê 1 phòng trọ giá rẻ tại Q.Bình Tân (TP.HCM): “Ở quê trước nhà toàn cây xanh, xách giỏ ra vườn một chút là có bữa rau ngon lành. Còn ở TP.HCM, đi làm được nhiều tiền hơn nhưng ở trọ thiếu tiện nghi, phòng thì chật hẹp, đồ ăn, thức uống cái gì cũng đắt đỏ. Mình cố gắng được một thời gian thì cảm thấy không còn phù hợp để ở lại thành phố. Có lẽ TP.HCM là nơi để trải nghiệm, học hỏi, còn mình thì thích ở quê hơn”.Phố cà phê đường tàu Hà Nội lại lên truyền hình Mỹ CNN
Sáng 21.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị của Chính phủ với 63 địa phương thực hiện kết luận của T.Ư, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số.Đây là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ và các địa phương sau khi Chính phủ được kiện toàn sau kỳ họp bất thường thứ 9 của Quốc hội khóa XV (bế mạc ngày 19.2). Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nhấn mạnh, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất thực hiện 2 mục tiêu: tới năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao, năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao."Không còn cách nào khác, chúng ta phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045. Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng nhấn mạnh.Chính phủ đã đề xuất T.Ư, Quốc hội phấn đấu đạt tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.“Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi. Vấn đề là làm thế nào?", Thủ tướng đặt vấn đề.Kinh nghiệm quốc tế và công bố mới đây nhất của WB cho thấy, hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, còn 108 quốc gia chưa vượt qua được.Điểm chung các nền kinh tế trở thành nước có thu nhập cao đều duy trì tăng trưởng cao trong khoảng trên dưới 30 năm, như Nhật Bản tăng trưởng trung bình 11,5%/năm từ 1951 - 1973.Hàn Quốc đạt 9,6%/năm trong giai đoạn 1963 - 1996, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 10%/năm giai đoạn 1978 - 2011, Singapore tăng 8,5%/năm từ 1961 - 1997.Theo Bộ KH-ĐT, Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm đổi mới, từ 1986 tới nay. Năm 2024, quy mô GDP Việt Nam đạt trên 470 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD. "Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm thì rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Trong 2 thập kỷ tới, cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Chặng đường chúng ta đi còn rất gian lao", Thủ tướng nêu rõ.Do đó, trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải làm rất nhiều việc, trong đó phải tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% để phải tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng nhấn mạnh, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%. Không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ, ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên."Mục tiêu thì như thế, không làm thì không được. Đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc, bứt phá, về đích, tận dụng mọi thời cơ để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, bay cao vươn xa. Tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phải tranh thủ thời cơ, biến khó khăn, thách thức thành động lực, càng khó khăn, thách thức càng phải nỗ lực hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, có 8 động lực tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương năm 2025. Trong đó, Hà Nội, TP.HCM và các địa phương được áp dụng cơ chế thí điểm, đặc thù. Cả nước đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.Về giải pháp, ông Phương cho rằng, cần tập trung cải cách hành chính, giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án.Xóa bỏ định kiến về doanh nghiệp, dân doanh; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, quy định "luồng xanh" cho các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.
Khi các nước trả đũa và thị uy
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).
Năm 2022, bà Phạm Nguyễn Thị Hoài Thu (trú TP.HCM) ký hợp đồng và nhận thu nhập tại 3 công ty do Cục Thuế TP.HCM (từ 1.3 là Chi cục Thuế khu vực II) quản lý.Ngày 18.5.2024, bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022, đính kèm hợp đồng lao động ký ngày 26.11.2023 với Công ty TNHH LG tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (từ 1.3 thuộc Chi cục Thuế khu vực XV).Ngày 22.5.2024, bà nhận được thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế với lý do, căn cứ theo điểm b.2 khoản 8 điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế: "Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng".Theo cán bộ thụ lý hồ sơ, ở thời điểm quyết toán thuế (cán bộ xác định là thời điểm tháng 12.2022), bà Thu không giảm trừ gia cảnh tại Công ty TNHH LG nên không thuộc đối tượng quyết toán thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Cục này đề nghị bà Thu hủy tờ khai quyết toán thuế để nộp lại cơ quan thuế đúng theo quy định.Bà Thu không đồng ý thông báo này. Theo bà, từ tháng 11.2023 tới nay, bà ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại Công ty TNHH LG thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nên thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 (ngày 18.5.2024) bà nộp hồ sơ tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai là đúng.Gửi câu hỏi tới Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây, bà Thu hỏi trường hợp của bà theo đúng quy định thì phải nộp tại cơ quan thuế nào? Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 là thời điểm nộp hồ sơ tới cơ quan thuế hay là thời điểm nhận thu nhập?Hồi đáp trường hợp của bà Thu, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết, luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.Trong khi đó, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ 2 nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau: cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú...Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 (chậm nhất là ngày 4.5.2023), bà Thu có 3 nguồn thu nhập tại Công ty cổ phần G.G thuộc cơ quan thuế quản lý là Chi cục Thuế Q.3 (Cục Thuế TP.HCM); Công ty TNHH S. và Chi nhánh Công ty TNHH LG thuộc cơ quan thuế quản lý là Cục Thuế TP.HCM thì bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 tại cơ quan thuế quản lý công ty nơi bà tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
Hai VĐV nữ Việt Nam xuất sắc vào tốp 3 VinFast IRONMAN 70.3 mùa thứ 8
Theo khảo sát vừa được công bố bởi SellCell, mặc dù trí tuệ nhân tạo đã trở thành tâm điểm của ngành công nghệ di động trong những năm gần đây, người dùng smartphone lại không thật sự quan tâm đến các tính năng này trên thiết bị của họ. Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người dùng smartphone tại Mỹ, bao gồm khoảng 1.000 người dùng iPhone và trên 1.000 người dùng điện thoại Samsung Galaxy, cho thấy đa số không đánh giá cao giá trị của các tính năng AI do hai hãng lớn là Apple và Samsung phát triển.Cụ thể, có tới 73% người dùng iPhone và 87% người dùng điện thoại Samsung cho rằng các tính năng AI trên thiết bị của họ không mang lại nhiều giá trị trong trải nghiệm sử dụng. Chỉ khoảng 15,4% người dùng iPhone nhận xét Apple Intelligence vượt trội hơn AI của Samsung, trong khi chỉ có 7,8% người dùng Samsung Galaxy nhận xét Galaxy AI ưu việt hơn tính năng AI của Apple.Tuy nhiên, dù không thực sự hài lòng về tính năng AI hiện có, gần một nửa người dùng iPhone (47%) vẫn khẳng định AI là yếu tố quan trọng khi họ quyết định chọn mua smartphone mới. Con số này thấp hơn đáng kể với người dùng Samsung, khi chỉ 23,7% cho rằng trí tuệ nhân tạo là một yếu tố đáng cân nhắc khi chọn điện thoại.Về khả năng trả phí để sử dụng các tính năng AI nâng cao trên điện thoại, đa phần người dùng cả hai thương hiệu đều tỏ ra miễn cưỡng. Có tới 86,5% người dùng iPhone và 94,5% người dùng Samsung tuyên bố sẽ không bỏ tiền để đăng ký các dịch vụ AI bổ sung nếu được yêu cầu.Khảo sát cũng chỉ ra một số tính năng AI đang được người dùng hai thương hiệu ưa chuộng nhất. Với người dùng iPhone, tính năng được dùng nhiều nhất là các công cụ hỗ trợ viết văn bản (Writing Tools) với tỷ lệ sử dụng lên tới 72%. Các tính năng khác cũng được quan tâm gồm Photo Assist, công cụ làm sạch ảnh hoặc xóa vật thể không mong muốn, được 29,1% người dùng thử qua; Notification Smart Reply (trả lời thông minh) đạt 20,9%; Smart Reply (gợi ý phản hồi tin nhắn nhanh) đạt mức 44,5%.Trong khi đó, người dùng Samsung Galaxy chủ yếu yêu thích Circle to Search, tính năng tìm kiếm thông minh khi khoanh vùng đối tượng trong ảnh, với 82,1% từng trải nghiệm. Tiếp theo là tính năng hỗ trợ chụp ảnh (Photo Assist) với 55,5%, cùng với một số công cụ như Chat Assist (trợ lý tin nhắn thông minh, 28,8%) hay Note Assist (hỗ trợ ghi chú nhanh, 28,8%).Lý giải việc chưa mặn mà với AI, đa số người dùng iPhone (57,6%) cho biết họ chưa cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất, trong khi 36,7% nhận xét tính năng AI trên iPhone không thật sự hữu ích và 18,2% cho rằng độ chính xác chưa cao. Người dùng Samsung thì có đến 44,2% đánh giá tính năng AI không hữu ích, 35,5% nhận xét AI thiếu độ chính xác và hơn 30% người dùng còn lại có mối lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng.Khảo sát cũng cho thấy sự trung thành thương hiệu của người dùng smartphone đang giảm đi. Cụ thể, tỷ lệ trung thành với iPhone giảm từ 92% năm 2021 xuống còn 78,9% ở hiện nay. Samsung cũng gặp tình trạng tương tự khi giảm còn 67,2%, thấp hơn đáng kể so với các năm trước đây (74% vào năm 2021).Kết quả khảo sát phản ánh thực tế, mặc dù trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển smartphone, nhưng người dùng vẫn chưa cảm nhận được những lợi ích rõ ràng từ công nghệ này trên các thiết bị hiện tại. Điều này đặt ra bài toán cho các hãng lớn như Apple và Samsung trong việc làm sao để phát triển các tính năng AI thiết thực hơn, gần gũi và mang lại giá trị rõ ràng cho người dùng, thay vì chỉ chạy đua theo xu hướng công nghệ.