45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2024): Tìm lại những anh hùng
Theo các tiểu thương tại chợ Thiếc, năm nay, người dân mua sắm đồ cúng, vàng mã nhiều hơn năm trước, nhiều người mua với số lượng lớn. Các mặt hàng phổ biến có thể kể đến như giấy tiền, quần áo giấy, ngựa giấy, với giá từ khoảng 15.000 đồng đến 50.000 đồng.Ở các cửa hàng, người mua ra vào nườm nượp, người bán không có thời gian nghỉ tay. Hoạt động mua sắm sôi nổi, nhộn nhịp cũng là một phần không khí Tết với rất nhiều người dân. Tất cả đều cảm thấy háo hức, vui vẻ, mong chờ việc sắm sửa mỗi dịp Tết đến xuân về.Bay nước ngoài: Giảm tới 2 triệu đồng trên app ngân hàng, ví VNPAY
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, trong ngày 3.2, có khoảng 83,5% người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng người lao động lớn (hàng chục ngàn) thì tỷ lệ này còn cao hơn. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, trong ngày đầu đi làm, tỷ lệ người lao động đi làm trở lại đạt 88%.Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH có khoảng 38.500 lao động, trong ngày đầu năm mới, toàn bộ người lao động đều được công ty lì xì số tiền 200.000 đồng/người, tổng số tiền ước tính gần 8 tỉ đồng.Tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (KCN Bàu Xéo, H.Trảng Bom, Đồng Nai), tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc sau tết đạt 91%. "Số còn lại đang trong thời gian nghỉ phép về quê và nghỉ thai sản", Chủ tịch công đoàn cơ sở Lê Nhật Trường nói.Còn tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (P.Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tỷ lệ này đạt hơn 92%. Cả Công ty TNHH Pousung Việt Nam và Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam đều thuộc Tập đoàn Pou Chen, chuyên gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng, số lượng người lao động dao động từ 15.000 - 20.000.Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, dự kiến trong 2 ngày (4 - 5.2), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số lượng người lao động lớn như Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina, Tập đoàn Phong Thái... sẽ mở cửa làm việc trở lại.
Mặt đường gồ ghề, đi lại nguy hiểm
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Ngày 30.12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho bệnh viện.Sự kiện không chỉ ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo, thầy cô, y bác sĩ, nhân viên... trong quá trình hình thành và phát triển bệnh viện. Mà còn là động lực để Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, nghiên cứu khoa học.Dịp này, bệnh viện cũng đón nhận các danh hiệu khác do Chủ tịch nước trao tặng, gồm: Huân chương Lao động hạng nhì trao tặng PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; Huân chương Lao động hạng ba cho khoa Hồi sức tích cực và trao tặng bệnh viện cờ thi đua của Chính phủ; trao tặng bệnh viện cờ truyền thống của UBND TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trước bối cảnh thách thức ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng về các vấn đề như: dịch bệnh biến đổi; nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người dân; già hóa dân số; biến đổi khí hậu; mô hình bệnh tật nhiều thay đổi. Để có những bước phát triển vượt bậc, trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục và phát huy nhiều thế mạnh, đặc biệt là chuyển đổi số.Cụ thể, triển khai các kỹ thuật y học cao, chuyên sâu. Cải tiến chất lượng khám sức khỏe về mọi mặt, đi đầu về chuyên môn, trang thiết bị hiện đại. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chung cho ngành y tế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn bệnh viện hỗ trợ các sở y tế các tuyến, bệnh viện của các tỉnh trong khu vực đổi mới, chuyển đổi số, cải tiến quy trình, thủ tục trong quản trị để phát triển.“Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phải là bệnh viện hàng đầu của Bộ Y tế trong việc thực hiện tốt chuyển đổi số. Đây sẽ là bệnh viện mẫu mực để các bệnh viện trong khu vực học tập”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trải qua 30 năm hình thành và phát triển bệnh viện là mô hình trường - viện kiểu mẫu cho các trường đại học y khoa tại Việt Nam. “Bệnh viện cam kết tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu, vì sự phát triển của ngành y tế Việt Nam”, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ.Năm 1991, GS-TS Trương Công Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM và GS-TS Nguyễn Đình Hối, Trưởng khoa Y đề xuất Bộ Y tế, UBND TP.HCM, UBND Q.5 và các mạnh thường quân xây dựng nền tảng của một bệnh viện thực hành.Ngày 10.4.1994, phòng khám chính thức hoạt động.Ngày 18.10.2000, Bộ Y tế ký quyết định thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.Ngày 12.4.2006, bệnh viện khởi công xây dựng mở rộng. Đến năm 2013, bệnh viện đưa vào triển khai hoạt động tòa nhà 17 tầng.
Tiếp thêm nụ cười cho em
2024 được xem là năm đáng nhớ của Ốc Thanh Vân khi cô quyết định đưa các con trở về Việt Nam sinh sống sau một năm ở Úc. Chính vì có quãng thời gian xa quê hương nên nữ diễn viên càng cảm nhận rõ rệt hơn sự khác biệt trong những ngày đón tết. Ngoài dành thời gian cho gia đình, cô dần trở lại các sự kiện giải trí, tham gia sân khấu kịch để thỏa niềm đam mê với nghề.Chia sẻ với chúng tôi, nữ diễn viên thừa nhận chưa bao giờ cô xuất hiện ở các sự kiện giải trí nhiều như giai đoạn cuối năm 2024. Bởi những năm trước, cô bận rộn với sân khấu lẫn công việc riêng trong gia đình nên không đủ thời gian đến ủng hộ các đồng nghiệp. Cô bộc bạch: “Nhiều khi lịch trình chồng chéo nhau nên tôi cũng khó sắp xếp, trong khi bản thân cũng vướng việc chăm sóc các con nữa”. Hiện tại, do Ốc Thanh Vân mới trở lại công việc nên mọi thứ không đến mức dày đặc. Nhờ vậy nên cô dành thời gian đến ủng hộ các dự án mới của đồng nghiệp. Cô tâm sự: “Tôi rất nhớ mọi người. Trước đó, tôi cũng có vài năm giảm bớt hoạt động của làng giải trí để có thời gian cho bản thân và gia đình. Đây là thời điểm tôi sung sức nhất để trở lại với công việc và đến để chúc mừng những đồng nghiệp của mình”. Cũng theo nữ diễn viên, khi đã xác định làm nghệ thuật bằng cả tấm lòng, cô “không nghĩ quá nhiều đến chuyện mình phải làm gì, cứ thế mà sống với nghề nghiệp của mình thôi”. Nữ diễn viên tâm tình: “Tôi đã sống với công việc này từ ngày tôi rất trẻ, đến bây giờ đã đi được một quãng rất dài rồi. Không phải xa quê để nhận ra mình yêu công việc thế nào, mà điều đó nó tự động đến với tôi một cách tự nhiên. Nó đến khi tôi đang rửa chén, lúc tôi đang giặt đồ và đến vào những lúc tôi đang làm việc, trong khoảnh khắc mà tôi tạm quên mình là một nghệ sĩ”.Vì quan niệm trong cuộc đời sẽ có lúc phải đứng trước những sự lựa chọn nên Ốc Thanh Vân không trăn trở hay luyến tiếc về quãng thời gian đã qua, kể cả khi công việc nghệ thuật của cô bị giãn ra, không sôi động như trước. Bởi theo người đẹp 8X, đó là giai đoạn cô muốn dành thời gian cho các con nên cứ làm mọi thứ một cách say mê.“Nhưng tôi làm nhiều đến nỗi một ngày tôi nhận ra mình đã bị mất cân bằng. Tôi làm nghệ thuật, ra xã hội rất nhiều và nếu chỉ loanh quanh trong bếp, cách ly hoàn toàn với những nơi mình từng làm việc, giao lưu thì cảm giác mất cân bằng đó, dù mình chối bỏ thì nó cũng đến”, cô kể. Nữ diễn viên cho biết giai đoạn đầu, cảm giác mất cân bằng chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng sau đó lại đến rất dữ dội. Chính điều đó giúp cô nhận ra rằng "nếu như mình cứ loay hoay trong chuỗi vất vả không hồi kết này, có lẽ mình sẽ bị khủng hoảng mất thôi”. Cô bật mí: “Khi nhận ra điều đó, tôi quyết định nói với các con rằng 'mẹ đang cảm giác như vậy đó'. Các bé rất lắng nghe và sau đó mấy mẹ con có quyết định dọn hành lý, trở về nơi mình thuộc về”. Vừa về Việt Nam, Ốc Thanh Vân tất bật trở lại với sân khấu kịch bằng vai diễn trong vở Căn phòng câm lặng, thay vì dành thời gian nghỉ ngơi. Nữ diễn viên nói đây là cách bản thân tự chữa lành và cân bằng cảm xúc bên trong mình sau quãng thời gian sinh sống nơi xứ người.