Thêm 2 cửa hàng bình ổn giá phục vụ công nhân
Theo Bộ TN-MT, ngày 24.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường với 13 Ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó, ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Trước đó, ngày 19.2, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Chính phủ đã ký Quyết định số 36-QĐ/ĐU thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là Đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại Đảng bộ Bộ NN-PTNT và Đảng bộ Bộ TN-MT. Sau khi hợp nhất, Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 84 tổ chức Đảng trực thuộc, hơn 10.000 đảng viên; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện theo Quy định số 253-QĐ/TW ngày 24.1.2025 của Ban Bí thư.Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 19 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ định ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy; ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), giữ chức Phó bí thư chuyên trách.Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN-MT, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra.Cũng theo Bộ TN-MT, ngày 19.2, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Trước đó, ngày 14.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Cụ thể, tăng thêm 1 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là không quá 7; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Tài chính là không quá 9; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Xây dựng là không quá 9; tăng thêm 2 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7; tăng thêm 1 Phó thống đốc để tổng số Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quá 6.Đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 18.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1533/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được tăng thêm 5 thứ trưởng để tổng số thứ trưởng không quá 10 nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy.Người tự nhận cầu mưa được cho TP.HCM: Mưa nhanh hay chậm còn do lòng khát khao
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, cùng chủ trì hội nghị.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm rà soát các công việc chuẩn bị cho kỳ họp bất thường thứ 9, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội; tạo sự đồng thuận cao nhất trong quyết định các nội dung kỳ họp và công tác nhân sự.Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh T.Ư và địa phương đang tiến hành tổng kết Nghị quyết số 18, sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đã hết sức nỗ lực, làm việc ngày đêm với tinh thần, trách nhiệm rất cao, phối hợp chặt chẽ trong chuẩn bị các nội dung.Ngày 5.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về một số dự án luật, dự thảo nghị quyết và cơ bản thống nhất cao với các nội dung được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra báo cáo.Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội phải tạo sự thống nhất để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.Nhấn mạnh tinh thần là tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, tập trung cao độ cho sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy kinh nghiệm, cách làm của các kỳ họp Quốc hội gần đây để tổ chức thành công kỳ họp bất thường thứ 9."Hai bên đã phối hợp rất tốt thì nay phải tốt hơn nữa; đã chân thành, trách nhiệm cao rồi, nay phải chân thành, trách nhiệm cao hơn nữa vì sự phát triển của đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc tổ chức kỳ họp bất thường thể hiện rõ tinh thần khi có vấn đề thực tiễn phát sinh phải giải quyết và giải quyết đến cùng, có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.Về sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức bộ máy, Thủ tướng nêu rõ, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng lần này quyết liệt hơn, đúng với tinh thần là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Do đó, có những vấn đề về luật pháp cần phải sửa đổi, quán triệt tinh thần của T.Ư là "vướng đâu thì sửa đấy".Về vấn đề kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, qua rà soát cho thấy, khó khăn nhất là tăng trưởng. Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của 5 năm 2021 - 2026, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030... Do đó, phải ưu tiên tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục quán triệt nguyên tắc xây dựng pháp luật với tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa, "cấp nào hiểu rõ nhất thì cấp đó quản". Việc phân cấp, ủy quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó, cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.Thủ tướng mong muốn, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, "đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa" với tinh thần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, ngoài các dự án luật, nghị quyết liên quan sắp xếp, tổ chức bộ máy, còn các nội dung về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Cùng đó, Đảng ủy Chính phủ cũng đề nghị bổ sung một số nội dung quan trọng, cấp bách vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9 để trình Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn, gồm: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...
Nhu cầu 'bắt đáy' bất động sản tăng cao
Diễn viên Thúy Diễm hào hứng chia sẻ những khoảnh khắc sum họp bên gia đình. Năm nay, cô thực hiện bộ ảnh ngay tại căn nhà mới cùng với ba mẹ chồng. Ông xã Lương Thế Thành và con trai Bảo Bảo cũng hân hoan trong thời khắc đón năm mới. Tổ ấm viên mãn của nữ diễn viên Trạm cứu hộ trái tim khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Cá heo mùa nước nổi ngon thế nào mà gần triệu đồng một ký?
Tờ Khmer Times hôm nay 17.1 dẫn thông báo từ CMAC cho hay hai người rà phá bom mìn, Pov Nepin và Oeun Chandara, đã tử nạn khi đang rà phá một bãi mìn rộng hơn 82.500 m2. Bãi mìn này được phân loại là bãi mìn đường bộ cũ và những quả mìn còn sót lại ở đó là do lực lượng Pol Pot đặt trong giai đoạn từ năm 1982-1989, theo Khmer Times.Bãi mìn nói trên là một phần trong kế hoạch rà phá bom mìn năm 2024 của tổ chức rà phá bom mìn HALO Trust. CMAC đã tiếp quản việc rà phá theo dự án do Đức tài trợ này cho năm 2025.Ông Lý Thuch, Phó chủ tịch thứ nhất của Cơ quan Hành động Bom mìn và Hỗ trợ Nạn nhân Campuchia (CMAA) hôm 16.1 đã vô cùng thương tiếc về "sự mất mát của những người lính rà phá bom mìn dũng cảm đã hy sinh tính mạng của mình trong lúc làm việc để đảm bảo đất đai an toàn cho người dân".Ông Thuch nhấn mạnh: "Trước sự mất mát thương tâm này, chúng ta phải tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn cho tất cả những người rà phá bom mìn". Ông cho biết thêm CMAA sẽ tìm ra nguyên nhân vụ nổ mìn.Cũng theo ông Thuch, CMAA sẽ hỗ trợ gia đình của cả hai người đàn ông tử nạn nói trên tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo và lưu ý rằng Hội Chữ thập đỏ Campuchia cũng như các tổ chức khác sẽ viện trợ.Từ năm 1997-2024, tổng cộng có 156 nhân viên rà phá bom mìn đã thiệt mạng hoặc bị thương, trong đó có 31 trường hợp tử vong và 125 trường hợp bị thương dẫn đến tàn tật, theo Khmer Times.Tại một hội nghị chống bom mìn được tổ chức tại thành phố Siem Riep vào tháng 11.2024, Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho hay kể từ năm 1992, Campuchia đã rà phá hơn 3.000 km2 đất có bom mìn, phá hủy hơn một triệu quả mìn và ba triệu vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ông cho biết thêm cần phải rà phá thêm hơn 1.600 km2 đất bị ô nhiễm nên còn khoảng một triệu người Campuchia bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, theo AFP.